| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về khí công

Thứ Hai 01/02/2010 , 11:12 (GMT+7)

Cháu muốn tập khí công thì phải học ở đâu?

* Cháu muốn tập khí công thì phải học ở đâu?

Vũ Duy Thuần, Cty TNHH Dos-Text Việt Nam

Theo tôi khí công có thể tự học nếu như không tìm được người hướng dẫn ở địa phương của bạn. Có thể tìm mua cuốn “Khí Công - Phương pháp luyện tập để trị bệnh” của tác giả Hồng Xuân Trường, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Sách dầy 320 trang, xuất bản tháng 5-2009, giá 51.000 đồng.

* Tại sao các cây có dây leo cuốn quanh cọc đều có đặc điểm chung là leo theo chiều ngược chiều kim đồng hồ?

Báo Ngọc Hợp, Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận

Rất nhiều loài thực vật có hoa có khả năng leo hay bò trên các vật bám nhờ tua cuốn. Những tua cuốn được phát triển từ các cấu trúc khác nhau của các họ thực vật khác nhau hoặc từ các phần khác nhau của lá thuộc nhiều loài thực vật có hoa. Tua cuốn ở nho, bầu, bí, mướp do cành biến đổi, còn tua cuốn ở đậu Hà Lan do lá biến đổi. Trong Sinh học chỉ nên hỏi thế nào, còn hỏi tại sao thì thật tình phần lớn không thể trả lời được. Bạn thử trả lời xem vì sao tóc luôn mọc dài ra mà lông mi thì không? Vì sao không lá cây nào không vươn ra để đón nhận được ánh sáng mặt trời và có thể quay theo hướng của ánh sáng? Vì sao trước đây khỉ biến thành người còn bây giờ thì không?...

* Xin cho biết tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng quả táo mèo (Sơn Tra)?

Nguyễn Văn Tiệp, TP Hưng Yên

Theo nhà báo Bảo Bình thì quả táo mèo (hay còn được gọi là quả Sơn Tra), thường được dùng như một vị thuốc trong đông y. Loại quả này có tác dụng tiêu hóa thức ăn tích trệ, tán ứ huyết, sát trùng, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hạ huyết áp, giảm cholesterol, kháng khuẩn tốt, bảo vệ gan, chống ung thư... Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây táo mèo:

 + Dùng 30gr táo mèo sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy, tức, đau.

+ Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần. Bài thuốc này chữa toàn thân đau mỏi hiệu quả và có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa.

+ Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống để chữa gan nhiễm mỡ.

 + Táo mèo 15gr, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày để chữa cao huyết áp, mỡ máu cao.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng quả táo mèo để ngâm rượu hay làm giấm táo mèo kết hợp với mật ong. Giấm táo mèo - mật ong có thể có tác dụng với bệnh nhân bị suy nhược mạn tính, giúp tăng huyết áp, chữa ho, viêm Amidan. Cách làm giấm táo mèo: 1kg táo mèo, rửa sạch, để ráo nước. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, dùng vải màn bịt kín miệng lọ. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm