| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu về pháo hoa

Thứ Hai 02/04/2012 , 10:31 (GMT+7)

Xin cho biết bản chất và công dụng của pháo hoa?

* Xin cho biết bản chất và công dụng của pháo hoa?

Lê Hoàng Linh, Lý Nhân, Hà Nam

Pháo hoa (hay pháo bông) là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt tạo nên quang cảnh hoành tráng, màu sắc của ánh sáng đa dạng, hình khối phong phú, sinh động nhằm quy tụ cộng đồng trong những sinh hoạt văn hóa có tính tập thể, như khai mạc bế mạc ngày lễ tết, chào mừng quốc khánh, đại hội thể thao….

Là loại pháo lễ hội có lịch sử lâu đời, pháo hoa rất thịnh hành trong dân gian các nước phương Đông đặc biệt là Trung Hoa từ thời cổ đại. Tuy nhiên, hiện nay pháo hoa đã trở nên phổ biến toàn cầu và được sản xuất chủ yếu tại các nhà máy công nghiệp. Khi thuốc nổ đen là hỗn hợp của diêm tiêu (KNO3), than củi và lưu huỳnh được các đạo sĩ phát hiện tại Trung Quốc cổ đại, những loại pháo trúc sử dụng ống trúc bịt kín để đốt trong đám lửa cháy, gây tiếng nổ phá và bắn tung các tàn lửa đã được người Trung Hoa sử dụng từ rất lâu đời.

Những quả "pháo hoa" đầu tiên (có lẽ mang tên "pháo thăng thiên"), rất khác xa với pháo hoa được nhân loại hình dung hiện nay, rất có thể đã được sáng chế từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên tại Trung Quốc cổ đại, phục vụ những nghi thức trừ tà trong các lễ hội tôn giáo. Với việc phát hiện ra các chất phụ gia khi kết hợp với thuốc súng sẽ cho màu sắc khác nhau, như mạt sắt hoặc đồng, kẽm, khi đốt tạo ra nhiều màu như da cam, vàng, trắng, pháo hoa còn được ứng dụng để làm các loại pháo hiệu.

Đến thế kỷ 18, các nhà hóa học trên thế giới đã tiến một bước dài hơn khi sử dụng các hợp chất mà họ phát hiện để đưa vào thuốc súng theo tỷ lệ chính xác nhằm kiểm soát sắc độ của ánh sáng khi đốt cháy nguyên liệu. Nhờ đó các loại pháo hoa với những sắc màu rực rỡ như đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển và tím được sản xuất. Pháo hoa hiện nay đã được cải tiến nhiều so với những tiền bối của nó. Những cải tiến đó không chỉ nằm ở những hỗn hợp chất cháy tinh tế tạo ra những hiệu ứng hình ảnh, âm thanh đẹp hơn, rực rỡ hơn, mà còn cả ở cấu tạo, nguyên lý phát nổ, với sự tham gia của một số loại máy móc cho phép điều khiển, kích hoạt pháo chính xác, an toàn hơn.

* Xin cho biết thế nào là tên lửa nhiều tầng và tên lửa vượt đại châu?

Vũ Quang Thông, Sơn Hòa, Phú Yên

Tên lửa (hay Hỏa tiễn) có loại một tầng, có loại nhiều tầng. Khi tên lửa nhiều tầng đang họat động, nhiên liệu (và trọng lượng) giảm dần, khiến cho trọng lượng vô ích (phần vỏ của bình chứa nhiên liệu ) tăng dần lên. Vì thế càng về cuối hành trình, hiệu suất sức đẩy của tên lửa giảm đi. Vì thế khi thiết kế tên lửa, thùng nhiên liệu được ráp bởi nhiều phần (gọi là các tầng), và chúng được vứt khỏi tên lửa khi nhiên liệu trong phần đó vừa cạn.

Do vậy loại tên lửa này phần cánh dẫn hướng thường nằm ở phía trước, và trên mỗi tầng đều có các cánh ổn định để thay thế cho các cánh trên các tầng bị mất.Tên lửa vượt đại châu (còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa) là loại có thể bắn đến mọi điểm trên Trái Đất). Tên lửa vượt đại châu chia thành nhiều loại: SRBM (Short Range Ballistic Missile)-dưới 1 000 km; loại MRBM ( Medium Range Ballistic Missile)- 1 000-2 500 km; loại IRBM (Intermediate Range Ballistic Missile)- 2 500-3 500 km; loại LRICBM (Limited Range Intercontinental Ballistic Missile)- 3 500-8 000 km; loại FRICBM (Full Range Intercontinental Ballistic Missile)- 8 000-12 000 km.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.