| Hotline: 0983.970.780

Tìm kiếm lợi nhuận cho người trồng lúa

Thứ Sáu 21/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Nhằm góp phần giúp nông dân trồng lúa có năng suất cao, lợi nhuận khá, các nhà khoa học đã dày công tìm kiếm, chọn giống lúa có chất lượng tốt, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của môi trường.

11-59-12_nh-1-du-tru11-59-12_nh-2-du-tru
Cặp đôi Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng A1 và A2 đã giảm tỷ lệ chi phí từ mức 30-38% xuống còn 24%

Trong sản xuất, các giống như IR 64, OM 4900, OM 5451, OM 6976, VND 95-19, VND 95-20 hay nhóm giống chất lượng cao như Khao dawk mali, Jasmine-85, ST20… đã thực sự góp phần xứng đáng giúp nông dân nâng cao cả năng suất và chất lượng gạo, hạt gạo của Việt Nam ngày càng xuất hiện rộng rãi trên thị trường thế giới.

Khi giá cả bấp bênh, lợi nhuận của người trồng lúa thiếu ổn định thì các giải pháp “3 giảm 3 tăng” đã ra đời. Nhóm thực hiện nghiêm túc gói kỹ thuật này đã thực sự nhận ra mặt lợi và kỹ thuật này ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tiếp theo là gói kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” và ngày nay là gói kỹ thuật “1 phải 6 giảm”...

Các gói kỹ thuật cứ liên tiếp nối nhau ra đời. Nhiều nông dân chưa kịp làm quen được gói kỹ thuật ban đầu đã phải hối hả chuyển sang thực hành gói kỹ thuật khác.

Tổng kết việc thực hiện các gói kỹ thuật này đã chứng minh rằng: Trong sản xuất lúa, còn có nhiều biện pháp kỹ thuật cần được cải tiến, và chỉ cần chỉnh sửa, thay đổi mỗi thứ một ít đã có thể góp phần đưa năng suất và lợi nhuận của người trồng lúa lên mức hợp lý trong điều kiện giá cả thị trường bất ổn.

Các biện pháp chủ yếu là cần sử dụng giống có phẩm cấp cao, giảm bớt lượng giống gieo sạ, giảm bớt lượng phân bón dư thừa, giảm bớt liều lượng và số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm nước tưới và giảm phát thải khí hậu nhà kính.

Thực hiện các gói kỹ thuật kể trên sẽ giúp người trồng lúa thu được năng suất bình quân cao hơn đối chứng trên diện rộng từ 300-800kg thóc/ha.

Lãi ròng cũng cao hơn đối chứng từ 3 đến 10 triệu đồng và hơn thế sản phẩm lại đạt tiêu chuẩn của VietGAP. Những mô hình có liên kết được với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hay trồng lúa có chất lượng cao thì lợi nhuận còn cao hơn.

Phân tích kỹ thấy rằng trong các hợp phần kỹ thuật sản xuất lúa thì việc giảm chi phí phân bón, thuốc sâu hợp lý và giảm chi phí lao động có vai trò quyết định.

Các mô hình trồng lúa sử dụng cặp đôi Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng A1 và A2 của Công ty CP Phân bón Bình Điền đã giảm tỷ lệ chi phí từ mức 30-38% xuống còn 24% và cũng nhờ sử dụng nhóm phân này mà chi phí thuốc BVTV giảm xuống chỉ còn khoảng 14-15% trong tổng số chi phí sản xuất.

Cũng từ phép tính chi tiết, thấy rằng, những trường hợp không có công lao động của gia đình thì tổng chi phí cho lao động chiếm trung bình khoảng 54%. Vì vậy cần thiết phải có biện pháp giảm chi phí khâu này.

Theo nghiên cứu của TS Chu Văn Thiện, Viện Cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, thì ở miền Bắc nếu các khâu làm đất và tuốt lúa bằng máy, còn làm mạ, thu hoạch bằng tay thì phải cần 90-100 công lao động cho 1 ha.

Cứ mỗi ha thu hoạch bằng máy giảm chi phí thuê lao động được 1,5 triệu đồng. Như vậy sử dụng cơ giới hóa sẽ đóng góp vào gói kỹ thuật "1 phải 6 giảm" là biện pháp thiết thực nâng cao lợi nhuận rất đáng kể cho người trồng lúa.

Còn ở các tỉnh miền Nam, nếu sử dụng biện pháp gieo sạ mà làm đất bằng máy, còn các biện pháp kỹ thuật bằng thủ công thì tốn 50-60 công lao động/ha. Còn nếu tất cả các khâu đều được thực hiện bằng máy thì chỉ tốn 20-30 công/ha.

Trong mô hình RV-TQ thực hiện ở khóm Vĩnh Mỹ, Ngã 5, Sóc Trăng do thực hiện phương pháp gieo mạ để cấy đã giảm lượng giống từ mức 120-150 kg/ha (gieo sạ) còn lại chỉ có 50 kg/ha (cấy), khi cấy bằng máy với máy hiệu KUBOTA, có công suất 4 ha/công máy.

Ở ĐBSCL lãnh đạo các tỉnh đã nhận thức rõ lợi hại của công việc cơ giới hóa nông nghiệp, nên đã có chính sách khuyến khích nông dân trang bị máy móc cho sản xuất. Ví dụ ở Sóc Trăng, từ năm 2011, UBND tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ nông dân mua máy phục vụ sản xuất.

Theo số liệu tổng hợp của Sở NN-PTNT Sóc Trăng, vào tháng 7/2012, chỉ chưa đầy 1 năm sau khi ra nghị quyết 820, đã có 150 máy liên hợp gặt đập được trang bị thêm, nâng tổng số máy trong tỉnh lên đến 510 máy.

Số máy này đảm trách thu hoạch cho 104.400 ha lúa trong niên vụ 2011-2012, nâng số diện tích được thu hoạch bằng máy lên 75%.

Ngày nay số máy trong tỉnh cũng đã được trang bị thêm, và do đó diện tích cơ giới hóa đất lúa được nâng lên trên mức của năm 2012 rất đáng kể.

Tính toán sơ bộ cho thấy khi sử dụng máy thu hoạch trong diện tích đã nêu, riêng giảm tỷ lệ thất thoát trong khâu thu hoạch đã tiết kiệm cho dân được 3.183,46 tấn thóc, tương đương với 15 tỷ 917 triệu đồng. Và khu vực áp dụng cơ giới hóa thu hoạch lúa (108.400 ha) nông dân đã hưởng lợi 34,584 tỷ đồng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm