| Hotline: 0983.970.780

Tìm nguyên nhân gây ngứa khi tắm tại các bãi biển Đà Nẵng

Thứ Tư 04/07/2018 , 20:08 (GMT+7)

 Theo phản ánh của nhiều người dân và du khách, gần 10 ngày nay bị ngứa khắp người khi tắm tại các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê...

Ngày 4/7, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP. Đà Nẵng) đã tiến hành lấy mẫu nước biển tại một số vị trí để có phương án xử lý kịp thời trước phản ảnh của người dân và du khách bị ngứa khắp người khi tắm tại các bãi biển.

11-26-07_nnvn_1
Du khách tắm biển tại bãi tắm Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng)

Theo phản ánh của nhiều người dân và du khách, gần 10 ngày nay bị ngứa khắp người khi tắm tại các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, T20 (quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

Chị Nguyễn Thị Nhung (trú quận Hải Châu) cho biết, hai đứa con của chị là Trần Xuân Anh Minh (10 tuổi) và Trần Xuân Anh Tâm (6 tuổi) sau khi tắm biển tại khu vực biển Mỹ Khê 15 phút thì biểu hiện bị ngứa ngáy quanh người. Tưởng là bị sứa nên mọi người vội lên tắm nước ngọt rồi ra về, nhưng đến tối về nhà, xuất hiện mẩn đỏ khắp cả người (như mông, ngực, bẹn...) và lan ra rất nhanh. Chị đã chở cháu đi bác sĩ khám và mua thuốc về bôi.

Trước đó, chia sẻ lên mạng xã hội tấm ảnh chụp con gái bị nổi mẩn đỏ khắp người, chị Đặng Thúy Hằng (người dân Đà Nẵng) cho biết vừa tắm biển được khoảng 5 phút, con gái 10 tuổi đã phải chạy lên bờ vì cảm giác bị châm chích vào da. Về nhà, con chị bị nổi mẩn đỏ đầy người, phải đi khám da liễu.

Theo những ngư dân ven biển Đà Nẵng, mùa này biển thường xuất hiện sứa lửa, vì vậy nguyên nhân gây ngứa có thể do động vật này gây ra hoặc cũng có thể do nguồn nước thay đổi.

Ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã ghi nhận tình trạng này và gửi văn bản đến Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP. Đà Nẵng) đề nghị kiểm tra nguồn nước biển và có phương án xử lý kịp thời. Ngay trong sáng hôm nay (04/7), đại diện Chi cục BVMT đã phối hợp với BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tiến hành lấy các mẫu nước tại một số khu vực biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, T20… để xác định nguyên nhân thực sự gây ngứa cho người khi xuống tắm biển Đà Nẵng. 

Ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cho biết, ngày 26/6 địa bàn xảy ra mưa lớn khiến một lượng nước thải từ 8 cửa xả chảy ra dọc tuyến biển từ Phạm Văn Đồng đến T20. Do vậy, không loại trừ nguồn nước biển hiện nay ô nhiễm bởi lượng nước thải theo nước mưa chảy tràn ra. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác phải chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước của cơ quan chức năng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm