| Hotline: 0983.970.780

Tìm ra loại gene bảo vệ lúa mỳ khỏi bệnh gỉ sắt và nấm

Thứ Ba 03/03/2009 , 08:00 (GMT+7)

Các nhà khoa học Anh vừa xác định chính xác hai loại gene bảo vệ lúa mỳ chống lại sự tàn phá từ bệnh nấm...

Hàng triệu ha lúa mì thế giới sẽ được cứu thoát nhờ tìm ra cách chữa trị bệnh nấm

Các nhà khoa học Anh vừa xác định chính xác hai loại gene bảo vệ lúa mỳ chống lại sự tàn phá từ bệnh nấm được tìm thấy trên toàn cầu, bước đầu mở ra cách tăng sức chống chịu của cây trồng. Nghiên cứu mới cho thấy, những gene này kháng lại bệnh gỉ sắt ở lá, gỉ viền và nấm mốc sương, những căn bệnh làm thiệt hại hàng triệu ha lúa mỳ mỗi năm trên thế giới.

“Nâng cao sự kiểm soát những căn bệnh nấm gỉ sắt ở ngũ cốc bằng cách tạo ra nhiều loại giống mới có sức chống chịu lâu dài với căn bệnh là rất tốt đến tình hình an ninh lương thực thế giới” - TS Simon Krattinger thuộc Viện cây trồng sinh học tại Zurich và các đồng nghiệp viết trong bài nghiên cứu. Qua khám phá này, giúp nông dân phát triển các loại lúa mì thân thiện với môi trường và mang lại lợi nhuận cao nhất để kiểm soát bệnh gỉ sắt và các loại nấm trên cây ở cả những nước phát triển và đang phát triển.

Những khám phá có thể giúp người nông dân bảo vệ mùa màng của họ mà không phải phun thuốc diệt nấm. Krattinger và nhóm nghiên cứu của ông đã tách được một loại gene có tên gọi là Lr34 sử dụng ở một dòng lúa mỳ có khả năng chống chịu, loại bỏ nhiều gene xấu, tăng sức đề kháng. Krattinger nói, họ không biết chính xác loại gene này hoạt động như thế nào nhưng tin rằng, nó có khả năng sản xuất ra một loại protein mà truyền những phân tử vào trong tế bào để giúp chống lại bệnh dịch. Một vấn đề những nhà gây giống thường gặp phải đó là những loại gene chống chịu khác chỉ có khả năng bảo vệ trong một thời gian ngắn, nhưng gene Lr34 thì khác, nó có tính ổn định lâu hơn rất nhiều.

Trong nghiên cứu thứ hai, Cristobal Uauy thuộc Trung tâm John Inns ở Anh và các đồng nghiệp đã tìm ra một loại gene có tên gọi là Yr36 được tìm thấy ở lúa mỳ dại nhưng lại không có ở những loại lúa mỳ ngày nay. Loại gene này có khả năng chống chịu với căn bệnh gỉ sắt viền. Uauy cho hay: “Chúng tôi đã khôi phục được một loại gene đã biến mất trong suốt quá trình thuần hoá. Giờ đây chúng tôi có một công cụ mới để chống lại dịch bệnh”. Ông cho biết thêm, các nhà nghiên cứu không biết loại gene này hoạt động như thế nào nhưng tin rằng nó có khả năng nhận biết được một loại chất lipid ở dịch bệnh và bằng cách nào đó tạo ra một sự chống chịu.

Cũng giống như gene Lr34, gene Lr36 xuất hiện khả năng bảo vệ lâu hơn và dường như nó cũng chống lại nhiều hơn một loại bệnh gỉ sắt. “Với quan điểm là nếu bạn có những loại gene này có nghĩa là bạn đang mua bảo hiểm cho những vụ mùa của bạn tốt tươi” - Uauy nói. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, lúa mỳ cung cấp khoảng 20% lượng calo cho mọi người trên thế giới, nhờ phát hiện này sẽ giúp cải thiện sản lượng rất nhiều.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.