| Hotline: 0983.970.780

Tìm "thuốc" trị bệnh lạm dụng thuốc trừ sâu

Thứ Hai 19/12/2011 , 11:09 (GMT+7)

Hội nghị các giải pháp khắc phục tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu

Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) phối hợp Viện Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội nghị quốc tế về “Các giải pháp khắc phục tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu”.

Tại hội nghị các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực lúa gạo, đồng thời bàn các giải pháp quản lý rầy nâu vốn được coi là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với người dân trồng lúa.

Hãy dừng ngay việc lạm dụng thuốc trừ sâu

Đó là lời phát biểu của TS Bas Bouman, Trưởng phòng Cây trồng và Khoa học Môi trường (IRRI). Ông Bas Bouman cho biết: “Nhằm ngăn chặn dịch hại côn trùng bùng phát và tàn phá lúa gạo, gây thiệt hại hàng triệu đô la, IRRI đã kêu gọi lệnh cấm sử dụng một số thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa. Đây là một trong những nội dung của bản kế hoạch hành động mới, nhằm hạn chế thiệt hại do rầy nâu trên lúa gây ra ở châu Á”.

Qua hội nghị, IRRI mong muốn tiến tới một “chiến lược xanh hơn” nhằm quản lý rầy nâu vốn được coi là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nông dân trồng lúa. TS Bas Bouman nhấn mạnh: “Chúng ta cần nghiêm túc xem xét lại các chiến lược quản lý dịch hại hiện nay. Qua đó, nhằm đảm bảo chúng ta không chỉ ứng phó được với dịch hại bùng phát trước mắt, mà còn phải ngăn chặn và quản lý hiệu quả dịch hại về lâu dài”.

TS Bas Bouman đánh giá: “Rầy nâu được coi là mối hiểm họa chính đối với các quốc gia sản xuất lúa gạo, với mật độ lớn rầy có thể gây thiệt hại lớn do chúng chích hút thân lúa, gây héo rũ và chết cây. Chúng cũng là môi giới truyền 3 loại bệnh virus làm cho cây lúa còi cọc và lép hạt. Chính vì vậy, cần phải có chiến lược quản lý đảm bảo ứng phó được với dịch hại bùng phát, ngăn chặn và quản lý hiệu quả dịch hại về lâu dài”.

Theo TS K.L.Heong, chuyên gia sinh thái côn trùng của IRRI, việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi. Bên cạnh đó, việc canh tác 3 vụ lúa một năm hoặc sử dụng cùng giống lúa trên một diện tích lớn trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến bùng phát dịch do dịch hại đã trải qua quá trình thích nghi và tích tụ quần thể.

“Các loài thiên địch như nhện, bọ xít bắt mồi, nằm trong hệ kiểm soát và cân bằng tự nhiên, có tác dụng khống chế quần thể rầy ở mức phát sinh thành dịch. Khi hệ cân bằng này bị phá vỡ, rầy sẽ bùng phát thành dịch”, TS K.L. Heong cho biết thêm.

Không nên trợ giá thuốc trừ sâu

Theo các chuyên gia tại hội nghị, khi có dịch thì việc sử dụng thuốc trừ sâu sẽ không giải quyết được vấn đề. Do vậy, quan trọng nhất là phải phòng trừ trước khi dịch bùng phát. Bên cạnh đó, việc khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu sẽ gây ra đại dịch. Do vậy, cần thắt chặt việc tiếp thị thuốc trừ sâu.

Nhằm hạn chế thiệt hại do rầy nâu ở châu Á, IRRI đưa ra kế hoạch hành động như: Tăng cường đa dạng sinh học và khả năng phục hồi của hệ sinh thái, quản lý hoạt động tiếp thị và sử dụng thuốc trừ sâu. Cụ thể đưa vào các yếu tố sinh học, đẩy mạnh việc gieo trồng đồng loạt và đảm bảo thời gian cách ly đồng ruộng, thực hiện đa dạng hoá cây trồng, sử dụng hợp lý giống kháng rầy hoặc chống chịu…

“Thuốc trừ sâu hiện nay được bày bán tự do như các mặt hàng tiêu dùng, người dân có thể dễ dàng mua được. Chính phủ phải có chính sách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu”, TS K.L. Heong nói. Để hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật Nguyễn Xuân Hồng cho biết, Bộ NN-PTNT đã đưa ra các chương trình sản xuất an toàn như: 3 giảm, 3 tăng; công tác hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sản xuất theo công nghệ sinh thái, GAP... cũng được tăng cường đáng kể.

Theo các chuyên gia quốc tế, việc trợ giá thuốc trừ sâu cũng là một nguyên nhân khuyến khích người dân sử dụng thuốc trừ sâu. “Ở Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật không trợ giá thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ khi có dịch thì Bộ NN-PTNT và Chính phủ mới giúp đỡ người dân chống dịch”, ông Hồng giải đáp.

Có ý kiến đưa ra về tình trạng thuốc bảo vệ thực vật được bày bán tràn lan trên thị trường Việt Nam hiện nay. Ông Hồng cho rằng, các nước trong khu vực phải phối hợp với nhau để giải quyết việc sản xuất và nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật. Vừa qua, Cục Bảo vệ Thực vật đã làm việc với phía Trung Quốc để hạn chế vấn đề này.

Trong việc quản lý thuốc trừ sâu, ông Hồng cho biết thêm: “Cục Bảo vệ Thực vật đang soạn thảo thông tư mới nhằm khắc phục những bất cập trong quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, tăng cường kiểm soát hoạt động quảng cáo, tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích sử dụng thuốc sinh học, những loại thuốc gây hại sẽ bị cấm sử dụng”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm