| Hotline: 0983.970.780

Tín dụng đen càn quét làng quê, dân mất tiền tỷ

Thứ Hai 26/09/2016 , 09:48 (GMT+7)

Bằng hình thức huy động vốn trong dân với lãi suất cao sau đó cho vay nặng lãi, nhiều chủ hụi vỡ nợ rồi bỏ trốn kéo theo nhiều hệ lụy. Mới đây, Công an huyện Diễn Châu đã nhận được hàng trăm lá đơn tố cáo đôi vợ chồng tại xã Diễn Thành bỏ trốn, cuỗm theo hàng tỉ đồng...

Mặc dù đã được các phương tiện thông tin đại chúng, chính quyền địa phương cảnh báo, không ít vụ việc được đưa ra ánh sáng nhưng người dân ở Nghệ An vẫn vẫn sập bẫy “tín dụng đen”.

Bằng hình thức huy động vốn trong dân với lãi suất cao sau đó cho vay nặng lãi, nhiều chủ hụi vỡ nợ rồi bỏ trốn kéo theo nhiều hệ lụy. Mới đây, Công an huyện Diễn Châu đã nhận được hàng trăm lá đơn tố cáo đôi vợ chồng tại xã Diễn Thành bỏ trốn, cuỗm theo hàng tỉ đồng của các “tín đồ” phường hụi. Sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai vì hám lợi mà trở thành nạn nhân của các chủ phường hụi.

Ngày 23/5/2016, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Nguyễn Thị Loan, 41 tuổi, trú xóm 8, xã Tân Sơn, huyện Đô Lương. Nạn nhân là những người nông dân thật thà, chất phát, vì cả tin đã cho Loan vay tiền chỉ với một vài mảnh giấy viết tay sơ sài và lời hứa suông sẽ nhận được lãi suất cao. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải tạm hoãn vì 7/31 bị hại trong vụ việc vắng mặt.

Được biết, sau khi vay tiền và huy động tiền góp của hàng trăm người, Loan tuyên bố vỡ nợ rồi ra Hà Nội chữa bệnh. Ngày 7/4/2015, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đô Lương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Loan về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cách xã Tân Sơn chừng 10km, tại xã xã Trù Sơn, huyện Đô Lương cũng vừa xảy ra một vụ vỡ nợ. Sau khi vay tiền của các hộ dân, chủ yếu là những người quen biết, hàng xóm láng giềng, Trần Thị Hà, trú tại xã Trù Sơn mang đi cho vay lại với lãi suất cao hơn để kiếm lời nhưng không thể thu hồi được nợ. Một số công dân các xã Đại Sơn, Hiến Sơn cũng có đơn tố giác Hà đang vay nợ với số tiền khoảng 4,2 tỷ đồng không có khả năng trả nợ.

00-32-10_2
Những khuôn mặt thất thần, tiếc của của các nạn nhân phường hụi tại Đô Lương và Diễn Châu

 

Tại cơ quan điều tra, Hà thừa nhận vay nợ của nhiều người, với lãi suất 1.500 đồng/triệu/ngày, sau đó cho người khác vay lại với lãi suất từ 1.700 - 2.000 đồng/triệu/ngày để ăn chênh lệch. Tuy nhiên, sau một thời gian, những người vay tiền của Hà với số lượng lớn (từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng) đã “cao chạy xa bay” khiến thị rơi vào tình cảnh khốn đốn, không có khả năng trả nợ cho người khác.

Hà thừa nhận, hiện đang nợ người dân số tiền khoảng 3 tỷ đồng và đã nhận trước khoảng 100 phường, hụi với hơn 4 tỷ đồng để cho 15 người khác vay, nhưng đến nay chưa đòi lại được.

Trong tháng 7/2015, cơ quan CSĐT Công an huyện Đô Lương cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ngô Thị Trang (SN 1970) trú tại xã Giang Sơn Đông về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 8,3 tỷ đồng.

Vụ việc làm chấn động làng quê Nghệ An, khiến hằng trăm người rơi vào cảnh khốn đốn diễn ra tại xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu. Bằng hình thức huy động vốn rồi cho vay lại với lãi suất cắt cổ, 7 hộ gia đình tại xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu đã vay của hàng trăm hộ dân với số tiền hơn 80 tỷ đồng.

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Nghệ An cho thấy, trong thời gian từ năm 2012 - 2015, toàn tỉnh xảy ra 154 vụ vỡ nợ, vỡ phường hụi; có 14/21 huyện, thành, thị liên quan đến “tín dụng đen” với số tiền thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đến đầu tháng 4/2016, bất ngờ cả 7 gia đình đều đồng loạt khóa cửa bỏ trốn khỏi địa phương khiến quê nghèo nháo nhác, nhiều gia đình đã đến tháo dỡ tất cả những gì có thể trong nhà con nợ. Nhiều chủ nợ điên cuồng đập phá nhà cửa, tháo dỡ hết bản lề, cánh cửa  khiêng đi để mong vớt vát lại một phần rất nhỏ trong tổng số tài sản quá lớn đã cho vay mượn.

Mới đây, ngôi nhà của cặp vợ chồng bà Trần Thị Soa và ông Cao Xuân Năm chuyên thu gom phường và cho vay nặng lãi ở xóm 9, xã Diễn Thành đã bị hàng trăm chủ nợ phá tan hoang, toàn bộ tài sản trong nhà đã bị lấy đi chỉ sau 3 ngày vợ chồng này không có mặt tại địa phương.

Một số nạn nhân cho biết, trước đây bà Soa làm nghề bán đậu phụ ở chợ, chồng bà là ông Cao Xuân Năm (SN 1960) làm bảo vệ ở TAND huyện Diễn Châu. Do sẵn có mối thân quen với các tiểu thương, bà Soa nghỉ hẳn nghề rồi chuyển sang huy động chung phường từ các tiểu thương ở chợ góp cho mình. Được biết, người góp ít nhất là 10 triệu đồng, còn người nhiều nhất là 800 triệu đồng tiền mặt. Qua tìm hiểu được biết, cũng không riêng gì bà con tiểu thương tại chợ Phủ Diễn, mà nạn nhân của vợ chồng bà Soa, ông Năm còn lan rộng ra các địa bàn lân cận như xã Diễn An, Diễn Thịnh, Diễn Ngọc, Diễn Kỷ…

00-32-10_3
Ngôi nhà của trùm phường Trần Thị Soa bị đập phá tan tành

 

Tối 16/9, bà Soa đã bỏ trốn khỏi nhà mà không ai biết đi đâu, sau đó 1 ngày chồng bà cũng bỏ trốn gây hoang mang cho bà con tư thương buôn bán ở chợ Phủ Diễn, thị trấn Diễn Châu cũng như nhiều địa phương khác.

Theo Ban quản lý chợ Phủ Diễn, cả chợ có hơn 500 hộ kinh doanh buôn bán thì có tới hơn 300 hộ góp phường bà Soa. Tuy Ban quản lý mới nhận 2 đơn tập thể của 6 hộ nhưng số tiền tố cáo bị lừa đã lên con số 2 tỷ đồng. Trước đây, việc thu chi tiền phường của vợ chồng bà Soa diễn ra sòng phẳng và luôn đúng hẹn, lãi suất cao nên ngày càng thu hút được nhiều người tham gia. Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng theo các nạn nhân, vụ vỡ phường hụi lần này không dừng ở còn số chục tỷ đồng.

Tính đến ngày 22/9, tức là chưa đến 1 tuần sau khi vợ chồng Soa bỏ trốn, Công an huyện Diễn Châu đã nhận được 119 đơn tố cáo.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm