| Hotline: 0983.970.780

Tín dụng đen tàn phá thị xã Bắc Kạn

Thứ Sáu 06/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Vay của người thân, họ hàng, bạn bè để cho vay, nhà cửa cũng đã thế chấp ngân hàng… Một phút mù quáng, tin người, giờ đây cuộc sống cả gia đình lâm vào cảnh bế tắc, tuyệt vọng. Nhiều người dân thị xã Bắc Kạn đang thấp thỏm lo âu bị trùm tín dụng đen xù nợ. 


Bà Nguyễn Thị Tuyết cung cấp tài liệu cho phóng viên.
 

Vay lãi để cho vay?

Lợi dụng lòng tin của hàng xóm láng giềng, với chiêu bài vay tiền trả lãi suất cao, hai vợ chồng Nguyễn Thị Ánh Tuệ và Đinh Xuân Huấn trú tại tổ 8A phường Đức Xuân, TX Bắc Kạn đã “mượn” của các nạn nhân Nguyễn Thị Tuyết, Vũ Thị Thu, Vũ Thị Diện… số tiền lên tới vài chục tỉ đồng trong nhiều năm nhưng không có khả năng chi trả.

Theo đơn tố cáo của bà Tuyết: Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2010 đến tháng 10/2011, hai vợ chồng Tuệ - Huấn đã nhiều lần đến đặt vấn đề vay tiền của bà để đầu tư làm mỏ với Công ty Hoàng Ngân ở tiểu khu II, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Công ty này do người bà con họ hàng với Ánh Tuệ là bà Triệu Thị Nga đứng tên đại diện pháp luật.

Để tạo lòng tin, Tuệ còn mang báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý của Cty Hoàng Ngân đang làm ăn phát đạt cho bà Tuyết xem. Vì tin tưởng những điều Tuệ nói, lại được chia lợi nhuận sòng phẳng nên bà Tuyết đã cho vay nhiều lần.

Đến khi món nợ lên tới 4 tỉ đồng thì Tuệ lại cho bà xem quyết định cấp thêm mỏ Nà Riếu 2 và nói cần thêm vốn để làm đường, đền bù cho dân…, thế là bà Tuyết lại vay mượn anh em ruột thịt, bạn bè thân để cho Tuệ vay.

Tính đến ngày 22/9/2011, tổng cộng số tiền bà Tuyết bỏ ra lên tới 6,3 tỉ đồng và bà đã cố hết sức không thể huy động thêm được nữa đến lúc ấy cũng là thời điểm Tuệ ngừng mọi hoạt động trả nợ, cũng như chia lãi với bà.

Nghi ngờ mình bị lừa, bà Tuyết bắt đầu đi tìm Triệu Thị Nga thì mới biết Tuệ chỉ đầu tư 2,6 tỉ đồng vào Công ty Hoàng Ngân, còn lại phần lớn số tiền vay được Tuệ dùng để trả nợ và làm việc khác. Bà Tuyết khẳng định “Tôi hỏi lại Tuệ thì Tuệ cũng thú nhận là số tiền vay của tôi cũng có phần đầu tư làm ăn cùng với bà Đào Thị Tình”.

Cùng tố cáo Tuệ chiếm đoạt tài sản còn có bà Vũ Thị Diện ở tổ 11A, phường Đức Xuân là người cũng mắc bài vay tiền để đầu tư mỏ với Công ty Hoàng Ngân. Từ T12/2010 đến T10/2011, bà Diện đã cho Tuệ vay tổng cộng 1,2 tỉ đồng.

 Tìm hiểu thêm, phóng viên còn thu thập được nhiều giấy vay nợ của nhiều nạn nhân khác bị Tuệ lợi dụng cùng khoảng thời gian đó, như trường hợp của chị Vũ Thị Thu cho vay 1,3 tỉ đồng; ông Đồng Phú Nam cho vay 350 triệu đồng….

Mặc dù đã lừa vay hàng chục tỉ của nhiều người cùng lúc nhưng theo nhận định của bà Tuyết thì bản thân Tuệ cũng không có tiền, mà chính Tuệ đang lâm vào hoàn cảnh bi đát, mất hết tài sản và nhà đất cho nên không có khả năng chi trả. Số tiền vay mượn, Tuệ nói là để đầu tư vào Công ty Hoàng Ngân nhưng không phải vậy, Tuệ cũng không mua sắm xa hoa.

Liệu nhân vật cho vay nặng lãi Đào Thị Tình có liên quan đến số tiền mà Tuệ, Thanh, Hà đã huy động? Nếu quả đúng như vậy thì phạm vi hoạt động của nhân vật này đã quá rộng, vươn ra nhiều tỉnh.
Đề nghị Bộ Công an, CA tỉnh Bắc Kạn điều tra làm rõ và sớm có biện pháp ngăn chặn, không thể để hoạt động của tín dụng đen loang rộng sẽ đẩy thêm nhiều gia đình lâm vào cảnh cùng quẫn.

Tài sản của gia đình Tuệ - Huấn chỉ có 1 chiếc xe máy Piago, 1 ti vi 46 inch; 1 ti vi 32 inch, 3 bộ điều hòa Mitshubisi, 1 tủ lạnh Toshiba 180 lít và một máy vi tính…, tất cả đã đem thế chấp. Thực trạng đó cho thấy vợ chồng Tuệ đang sống trong cảnh cùng quẫn và cũng giống như các bà Tuyết, Diệu, Thu là nạn nhân của Tuệ còn Tuệ là nạn nhân của người khác.

Nhân vật bí ẩn

Tới thời điểm này, ở thị xã Bắc Kạn không chỉ có Tuệ được coi là con nợ “chúa chổm”, bởi những món vay của Tuệ so với bà Triệu Thị Thanh ở phường Đồng Xuân chỉ là bánh vụn. Chính Tuệ cũng đã phải thừa nhận từ năm 2008, đã có lúc Tuệ là chủ nợ của Thanh và đã cho Thanh vay tới 5,9 tỉ đồng, trong đó có 2 tỉ đồng Tuệ đi vay lại của chị họ là bà Nga (GĐ Cty Hoàng Ngân).

Thời điểm đó, bà Thanh cũng đứng tên vay nợ với bà Diện số tiền 12,5 tỉ đồng, rồi bà Thanh cũng là người đứng tên làm chứng trong cam kết trả nợ của Lý Thị Hà ở tổ 2 phường Nguyễn Thị Minh Khai với bà Vũ Thị Diện số tiền 9,5 tỉ đồng.

Xâu chuỗi dữ kiện và các mối quan hệ chồng chéo của “con nợ- chủ nợ- con nợ”, có thể thấy một điểm chung là hầu hết các con nợ đều có thời gian ngắn làm chủ nợ và hiện đang mất khả năng thanh toán.

Bà Tuyết ngoài việc “cắm” nhà cửa đất đai vào ngân hàng để lấy tiền cho Tuệ vay thì giờ cũng mang nợ người thân, bạn bè… Cứ thế, mấy năm nay cơn lốc “vay nợ” đã hình thành một cái thòng lọng, cứ từng bước thít dần, thít dần cho đến khi mọi người phải khuynh gia, bại sản.

Câu hỏi đặt ra ở đây là những người như Tuệ, Thanh, Hà vay nợ rồi chuyển tiền đi đâu? Theo như bà Tuyết cho biết thì Tuệ đã chuyển tiền của bà cho một phụ nữ tên là Đào Thị Tình. Vậy Đào Thị Tình là ai?

Thời gian qua, nhiều cơ quan thông tin đại chúng cũng liên tục nhắc đến một nhân vật có tên là Đào Thị Tình ở Hà Nội với những thương vụ cho vay nặng lãi hàng nghìn tỉ đồng. Hiện CA tỉnh Yên Bái cũng đang vào cuộc để điều tra về hoạt động cho vay lãi của người có tên Đào Thị Tình.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm