| Hotline: 0983.970.780

Tín dụng nông nghiệp: Chính sách hay, vay được khó lắm!

Thứ Hai 24/07/2017 , 14:20 (GMT+7)

Song song với thông báo hạ lãi suất từ phía Ngân hàng Nhà nước, Bộ KH-ĐT cũng đang trong quá trình xin ý kiến cho Dự thảo Nghị định Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn với một loạt ưu đãi lớn, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tuy nhiên...

22-29-15_cn_bo_ky_thutkiem_tr_g_bo_me
Các chính sách tín dụng cho nông nghiệp hiện rất nhiều nhưng cũng rất khó tiếp cận

Tuy nhiên, thực tế trước đây nhiều chính sách từng được kỳ vọng, song khi áp dụng lại gây thất vọng.
 

“Hàng rào" trước cửa ngân hàng

Phải ghi nhận một điều, đa phần các chính sách hỗ trợ hướng tới khu vực nông nghiệp, nông thôn được xây dựng lên ban đầu với mục đích, ý nghĩa thiết thực, hữu dụng cho doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực tam nông. Nhưng có một điểm chung, khi các chính sách được triển khai vào thực tế cuộc sống thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều gặp phải những “hàng rào kỹ thuật” vô hình, khiến đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận.

Không nói đâu xa, chính dự thảo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mà Bộ KH-ĐT đang xin ý kiến trước khi trình Chính phủ hiện nay chính là tiếp nối của Nghị định 210/2013/NĐ-CP ban hành tháng 12/2013. Tuy nhiên, Nghị định 210, trong quá trình triển khai, gặp rất nhiều rào cản, vướng mắc, chồng chéo với các luật, nghị định khác nên đối tượng khu vực nông nghiệp bao nhiêu năm qua gần như không "bén mảng" được tới chính sách này.

Song song với các chính sách của Chính phủ, một số địa phương đặc biệt là những tỉnh, thành tự cân đối được ngân sách cũng ban hành các chính sách tín dụng hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, chăn nuôi công nghệ cao, nhưng có một điểm chung là những chính sách được xây dựng hỗ trợ trực tiếp bằng tiền hay bằng lãi suất đều khó áp dụng triệt để khi đến cửa ngân hàng.

Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh giống gia cầm lớn tại tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, theo quy định về chính sách hỗ trợ khi nhập giống vật nuôi cụ kỵ, ông bà thì doanh nghiệp được hỗ trợ 1 triệu đồng/con. Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp nhập giống ông bà về chỉ hết có mấy trăm nghìn đồng nên đang lúng túng chưa biết làm hồ sơ xin hỗ trợ thế nào.

Đi hỏi một số đơn vị được giao tiếp nhận, thậm định và xử lí hồ sơ, doanh nghiệp càng ngày càng nản dần vì thủ tục quá rườm rà, mất thời gian mà cuối cùng vẫn không được việc.
 

DN vừa và nhỏ càng khó vay

Có một thực tế là trong các chính sách tín dụng hỗ trợ cho chăn nuôi công nghệ cao hiện nay, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn dễ tiếp cận hơn các doanh nghiệp, HTX vừa và nhỏ rất nhiều. Điển hình nhất của chính sách doanh nghiệp lớn đến được, doanh nghiệp nhỏ mon men đứng ngoài là gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo Quyết định 813 của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, đã có một vài tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp lớn khi nhập giống cụ kỵ, ông bà, phát triển chăn nuôi công nghệ cao trong nửa đầu năm 2017 được hưởng ưu đãi từ chính sách tín dụng này, trong khi đó các trang trại, HTX chăn nuôi công nghệ cao quy mô vừa và nhỏ mới chỉ dừng lại ở mức… có biết đến chính sách. Mà con đường từ biết đến khi rút được đồng tiền ra khỏi ngân hàng không hề ngắn.

Phát biểu trên diễn đàn của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, đoàn Quốc hội Bình Phước từng đề cập đến vấn đề này. Ông cho biết, Chính phủ đưa ra gói tín dụng 100.000 tỉ là rất kịp thời. Nhưng muốn vay tiền, doanh nghiệp phải có 3 năm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực, phải chứng minh có hoạt động nông nghiệp công nghệ cao, phải nằm trong vùng quy hoạch… Vì vậy, ông đề nghị mở rộng và nới các tiêu chuẩn để có nhiều hơn nữa doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.

Một minh chứng rõ nét nhất về sự thất thế của các doanh nghiệp, HTX, trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ khi phải “gõ cửa” các tổ chức tín dụng là trong chăn nuôi lợn. Theo đó, với một trang trại chuồng lạnh khép kín nuôi được 1.000 con lợn, nếu trang trại đó tự làm thủ tục vay ngân hàng, bắt buộc phải có thế chấp bằng sổ đỏ đất ở, thậm chí nhiều sổ đỏ thổ cư mới được giải ngân số tiền tương ứng.

Tuy nhiên, vẫn hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn đó, nếu ký kết hợp đồng gia công với các doanh nghiệp FDI hay tập đoàn lớn nào đó, chủ trang trại ngay lập tức được phía ngân hàng giải ngân mà không cần phải thế chấp bất cứ một cuốn sổ đỏ nào.

+ Được nhiều địa phương coi là nơi “không thiếu tiền mà chỉ thiếu cơ chế”, TP Hà Nội cũng tự ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng, lãi vay cho các mô hình nông nghiệp công nghệ cao từ năm 2016. Nhưng qua trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, ông Tạ Văn Tường cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, ngành chăn nuôi Hà Nội chưa tư vấn được cho doanh nghiệp, trang trại hay HTX nào tiếp cận được chính sách này bởi các điều kiện đưa ra rất ít đơn vị đáp ứng đủ.

+ Quá trình tìm hiểu thực tế trong lĩnh vực chăn nuôi nhận thấy, những chính sách hỗ trợ thông qua lãi suất hay trực tiếp bằng tiền khi áp dụng vào thực tế luôn gặp khó khăn, đặc biệt ở khâu giải ngân với ngân hàng.

Ngược lại, những chính sách hỗ trợ về đất đai, các loại thuế, phí ngay lập tức phát huy hiệu quả to lớn. Điển hình là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp KH-CN mà Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN đang triển khai có thể giúp doanh nghiệp mỗi năm tiết kiệm nhiều tỉ đồng mà không phải “lụy” bất cứ ai.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm