| Hotline: 0983.970.780

Tín dụng nông nghiệp nông thôn là ưu tiên hàng đầu

Thứ Hai 16/04/2012 , 16:52 (GMT+7)

Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khôi phục lại hoạt động sản xuất ở các vùng vừa bị thiên tai, bão lụt là ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng trong bốn ưu tiên cho vay trong năm 2012.

Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khôi phục lại hoạt động sản xuất ở các vùng vừa bị thiên tai, bão lụt là ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng trong bốn ưu tiên cho vay trong năm 2012.


Định hướng về nông thôn

Việc tiếp tục ưu tiên cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Văn Bình, việc cho vay tín dụng nông thôn trong năm 2012 không chỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh bình thường của khu vực này, mà còn hướng tới xây dựng các cơ sở chế biến lúa gạo, nông sản, hải sản.

Theo đó, trong năm 2012, NHNN chọn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) làm trụ cột và giao nhiệm vụ cho ngân hàng này phải đạt dư nợ tín dụng ở khu vực nông nghiệp và nông thôn chiếm từ 75 - 80% tổng dư nợ trong năm nay; khuyến khích các ngân hàng, TCTD dành 20% tổng dư nợ của mình để phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Những đơn vị nào không có điều kiện giải ngân thì có thể chuyển số vốn tương ứng về cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

Việc NHNN mới đây cho phép 5 TCTD được áp dụng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường khi có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70% cho thấy, NHNN khuyến khích các TCTD tham gia “kênh” tín dụng nông nghiệp, nông thôn thực hiện mục tiêu ưu tiên đó.

Nhiều ngân hàng vào cuộc

Theo số liệu từ Agribank, tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này đạt 443.476 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ 68,01% tổng dư nợ cho vay.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, năm 2012, Agribank khuyến khích các chi nhánh tăng vốn huy động tại địa phương để mở rộng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu. Trụ sở chính sẽ cân đối các nguồn vốn để đảm bảo cho các chương trình tín dụng lớn của hệ thống như cho vay đối với sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu mặt hàng lương thực, thủy hải sản, cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất nông sản, thực phẩm với công nghệ cao và nông sản, thực phẩm. Đặc biệt, Agribank cũng đang nghiên cứu sản phẩm cho vay nhỏ, chỉ ở mức 5 triệu đồng, với thủ tục cho vay đơn giản.

Để thực hiện cho vay có hiệu quả, Agribank đã xây dựng các chương trình cho vay rất cụ thể theo từng chương trình sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực, cây con, vùng chuyên canh lớn. Cụ thể, cho vay hộ nông dân 10 nghìn tỷ đồng, ngành lương thực 20,95 nghìn tỷ đồng, thủy sản 12,1 nghìn tỷ đồng, cà phê 3,8 nghìn tỷ đồng, cao su 2,3 nghìn tỷ đồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm 13,3 nghìn tỷ đồng...

Trước Agribank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng dẫn đầu trong việc hạ lãi suất cho vay và mức lãi suất cho vay đối với khu vực “tam nông” là 15,5%/năm. Từ ngày 13/4, tại BIDV, với khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên như vay nông nghiệp, phát triển nông thôn, công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ xuất khẩu… mức lãi suất thấp nhất từ 13%/năm.

Là một trong những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng lớn, trong năm 2012 này, LienVietPostBank khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, chuyên nghiệp hóa các thủ tục để vốn vay đến với người nông dân thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Trong năm 2011, NH đã dành hơn 4.000 tỷ đồng cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm trên 40% dư nợ tín dụng. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hiện có trên 20.000 hộ nông dân được hưởng lợi gián tiếp từ Đề án này.

Ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank, cho biết trong năm 2012, ngân hàng sẽ dành hơn 6.000 tỷ đồng để cho vay khu vực NNNT. Đặc biệt, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, những cá nhân vay vốn theo Đề án tín dụng NNNT sẽ được hỗ trợ lãi suất 1%/năm vào cuối kỳ quyết toán.

Theo chinhphu.vn

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất