| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa:

Tín hiệu vui từ chương trình giảm nghèo bền vững

Chủ Nhật 10/03/2019 , 07:15 (GMT+7)

Ngày 27/5/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 289-QĐ/TU và Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 21/10/2016 về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016-2020.

Sau 2 năm thực hiện, chương trình đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

09-30-21_nhieu_ho_d_thot_ngheo_nho_chuong_trinh_gim_ngheo_nhnh_v_ben_vung
Nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững

Chương trình Giảm nghèo nhanh và bền vững (Chương trình GNN&BV) tại Thanh Hóa ngay từ đầu đã tạo được sự đồng thuận cao và được cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Theo thống kê hiện đã có 14 đơn vị sở, ban, ngành cấp tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình GNN&BV giai đoạn 2016-2020 hoặc kế hoạch hàng năm; 28/35 sở, ban, ngành ban hành kế hoạch đỡ đầu các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 30%. Đến nay, 100% các huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn ban hành nghị quyết hoặc kế hoạch thực hiện Chương trình GNN&BV giai đoạn 2016-2020.

Tính đến cuối năm 2018, bố trí nguồn vốn thực hiện Chương trình GNN&BV giai đoạn 2016-20218 của tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 16.513 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ Chương trình MTQG GN&BV là 1.465 tỷ đồng (8,87%); vốn lồng ghép từ Chương trình MTQGXD NTM là 1.942,3 tỷ đồng (11,76%); vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 8.223,7 tỷ đồng (49,8%); ngân sách Trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hoảng 2.820 tỷ đồng (17,08%); ngân sách địa phương lồng ghép với kinh phí Trung ương thực hiện các đề án chính sách về kinh tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế và giảm nghèo là 1.608 tỷ đồng (9,74%); kinh phí do MTTQ và các đoàn thể huy động là 334 tỷ đồng; đóng góp của các doanh nghiệp để xây nhà ở cho hộ nghèo là 110 tỷ đồng….

Các lĩnh vực mà Chương trình GNN&BV tại Thanh Hóa chú trọng là hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã, thôn, bản ĐBKK; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Ngoài ra, một phần nguồn vốn được tập trung vào việc hỗ trợ dạy nghề, giáo dục định hướng tạo việc làm và xuất khẩu lao động; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên và cộng đồng...

Có thể nói, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại Thanh Hóa 2 năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay đã có 16/23 chỉ tiêu (69,56%) thực hiện cơ bản đảm bảo tiến độ, dự kiến đạt và vượt mục tiêu đến năm 2020. Toàn tỉnh đã giảm được 47.135 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,51 xuống còn 8,43%. Thu nhập bình quân của hộ nghèo đã tăng từ 685.000 đồng/người/tháng lên 1.260.000 đồng/người/tháng. Toàn tỉnh có 1 huyện (Như Xuân) thoát khỏi huyện 30a; 1 xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi và 2 xã vùng đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển đạt chuẩn NTM; 2 xã vùng bãi ngang ven biển lên phường.

(Kiến thức gia đình số 10)

  • Tags:
Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất