| Hotline: 0983.970.780

Tình biển: Tựa nhau qua nỗi đau

Thứ Tư 15/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

Cơn bão Chanchu tháng 5/2006 đã cướp đi hàng chục ngư dân ở xã Bình Minh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam). / Hiệp sĩ biển Đông

Để tạo công ăn việc làm cho những góa phụ, một số người nơi đây vay mượn mở xưởng cá nhằm góp phần chia sẻ nỗi đau cho những người vợ, người con mất chồng, cha.

Ông Trương Công Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh, cho biết, năm 2006 cơn bão Chanchu đã làm 87 ngư dân của xã Bình Minh bị mất tích ngoài biển khi đang trên đường tránh bão. Sự ra đi của họ để lại nỗi đau khôn nguôi cho những người vợ mất chồng, những đứa con mất cha.

Tám năm đã trôi qua, cuộc sống của những người mất người thân trong cơn bão được xoa dịu phần nào, bởi sự giúp đỡ của bà con trong xã, cùng cộng đồng trong và ngoài nước. Đặc biệt, ở xã có hơn 10 xưởng chế biến, gia công cá, giải quyết cho khoảng 450 lao động, mức thu nhập từ 2- 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Một trong những người mở xưởng cá đầu tiên tại xã Bình Minh là chị Trần Thị Kim Vân, thôn Hòa Bình. Hỏi về chuyện mở xưởng cá, chị Vân khiêm tốn: “Việc mình làm chẳng có gì đâu, chị em có việc làm và mình có thêm thu nhập”.


Chị Trần Thị Kim Vân mở xưởng gia công cá giúp chị em có công ăn việc làm

Theo chị Vân, sau cơn bão Chanchu, chứng kiến nhiều phụ nữ trong thôn, trong xã mất chồng, nỗi đau đã vậy nay không có công ăn việc làm, nên khi nghe tin ở TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều cơ sở gia công cá bò, chị liền tìm vào tận đó tìm hiểu. Sau đó, chị Vân nhận cá về Quảng Nam gia công để kiếm lời.

“Nghĩ cũng tội chú ạ! Người miền biển nghèo khó rứa mà trụ cột gia đình không còn, giờ rơi vào cảnh nuôi con ăn học nên rất khó khăn. Nếu như không có việc làm, chắc chắn con cái họ sẽ nghỉ học, cuộc sống càng khốn khó hơn. Còn đi nơi khác làm ăn thì con cái ai chăm sóc?”, chị Vân bộc bạch.

Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Thời gắn bó với xưởng cá của chị Vân để kiếm thêm thu nhập. Năm 2006, chồng chị cùng với người dân trong làng đánh bắt trên biển thì gặp cơn bão Chanchu và mất tích để lại bốn mẹ con chị.

14-23-15_nh-3
Chị Nguyễn Thị Thời làm việc tại xưởng cá

“Học hành chẳng có, con thì còn nhỏ nên tui chẳng biết kiếm việc gì làm. May mắn cho tui là trong xã có nhiều người mở xưởng chế biến cá. Công việc không nặng nhọc, thời gian không gò bó. Chủ xưởng tính theo sản phẩm, nếu mình làm được nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.

Buổi sáng 8 giờ làm, trưa về lo cơm nước cho con, chiều lại ra làm tiếp. Bình quân mỗi tháng cũng kiếm được trên 2 triệu đồng, còn làm nhanh, làm nhiều được 3 triệu đồng/tháng. Số tiền này mấy mẹ con đủ nuôi nhau”, chị Thời trải lòng.

Cũng tương tự hoàn cảnh chị Thời, chị Trương Thị Uyển có chồng và con trai mất tích trên biển. Không những thế, người em trai chồng cũng mất tích trên biển, để lại người vợ và 3 đứa con nên chị Uyển còn phải chăm sóc mẹ chồng.

Ở Bình Minh ruộng đất toàn cát biển nên không trồng được cây gì. Mỗi ngày làm việc ở xưởng cá của chị Vân, chị Uyển cũng kiếm được 50- 70.000 đồng/ngày. Số tiền ấy vừa đủ để nuôi chị và mẹ già.

“Ai có rơi vào hoàn cảnh mất chồng, mất đi trụ cột gia đình mới thấu hiểu được khó khăn. Nhiều lúc nhìn chị em làm nhưng tiền công chưa cao lắm cũng thấy buồn. Tui muốn đầu tư thêm cơ sở, bán sản phẩm được giá cao để tăng thu nhập cho chị em, rứa mà bao nhiêu năm nay chưa làm được”, chị Vân trăn trở.

Anh Phạm Minh Tân, thôn Minh Tân, xã Bình Minh thấu hiểu những bất trắc của nghề đi biển. Bản thân anh cũng là người gắn bó với nghề biển, trong trận bão Chanchu, anh may mắn thoát chết. Trong thôn có 32 đồng nghiệp của anh đã nằm lại giữa biển khơi.

14-23-15_nh-2
Anh Phạm Minh Tân chủ xưởng cá

Ông Hồ Thanh Hưởng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Minh, cho biết: "Người miền biển tuy nghèo nhưng thật thà, chân thành lắm. Mỗi khi ai trong xã gặp hoạn nạn thì họ sẵn sàng giúp đỡ. Người có nhiều thì góp nhiều, người có ít thì góp ít".

Mới đây, anh Nguyễn Văn Thi, chủ tàu Qna 05949 đang neo đậu tại thôn Hà Bình bị bốc cháy thiệt hại 1,2 tỷ đồng. Trước tai họa ấp đến, mặc dù đời sống khó khăn nhưng bà con quyên góp được gần 30 triệu đồng giúp đỡ anh Thi. Ngoài ra, hằng năm trong xã có nhiều hoạt động quyên góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Chứng kiến cảnh những người vợ nuôi con, anh nghỉ nghề đi biển, vay mượn 600 triệu đồng mở xưởng chế biến cá bò, cá khô giúp chị em có việc làm. Hiện, xưởng của anh thu hút khoảng 40 lao động, họ là những chị em có chồng chết và mất tích trong cơn bão Chanchu.

“Việc tui làm chẳng có gì to tát, chỉ mong muốn góp một phần làm vơi đi nỗi vất vả của chị em. Người miền biển kinh tế gia đình chủ yếu trông vào người đàn ông nhưng nay không còn, cuộc sống khó khăn lắm.

Nếu tui không may mắn thì giờ vợ con cũng như các chị em trong làng cả thôi, do vậy, tôi mở xưởng giúp mọi người có việc làm để nuôi con cái”, anh Tân cho hay.

Đang làm việc tại xưởng cá của anh Tân, chị Trần Thị Chính ở thôn Hòa Bình, xã Bình Minh có chồng mất tích trên biển để lại chị một đứa con.

Chị Chính cho biết: Sau cơn bão, cũng nhờ chính quyền địa phương và bà con hàng xóm động viên, đùm bọc, đặc biệt các xưởng cá tạo việc làm nên cuộc sống dần ổn định để nuôi con nhỏ ăn học. Những chị em có cùng hoàn cảnh cũng đã vượt lên nỗi đau để xây dựng cuộc sống mới.

“Tui đang còn trẻ, có thể ra TP. Đà Nẵng làm giúp việc nhà, hay rửa chén bát cho thu nhập cao hơn, nhưng đi rồi ai nuôi con cho?

Công việc gần nhà, sáng cho con ăn rồi đưa đến trường, trưa về lo cơm nước, còn ra Đà Nẵng làm thì phải mang con đi theo, cho con học hành ở đó chắc không đủ tiền. Công việc ở xưởng cá tuy thu nhập thấp hơn ở thành phố nhưng rất thuận lợi cho tui”, chị Chính tâm sự.

14-23-15_nh-5
Các xưởng cá tạo công ăn việc làm cho chị em xã biển Bình Minh

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho chị em, vào những ngày hè, các xưởng cá của chị Vân cũng như anh Tân còn thu hút hàng chục em học sinh ở vùng biển nghèo xã Bình Minh vào làm việc. Hầu hết các em đều mồ côi cha, mỗi ngày làm việc kiếm được 50.000 - 100.000 đồng giúp mẹ và có tiền mua sách vở.

“Nếu không có các xưởng cá chắc chắn chị em ở xã không biết làm gì. Mặc dù thu nhập không cao nhưng ở nông thôn, số tiền ấy cũng trang trải được phần nào cuộc sống.

Hiện DN, các cá nhân có ý định đầu tư phát triển ngành nghề gì trên địa bàn, xã sẽ tạo điều kiện hết mức để thu hút lao động tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho bà con”, ông Bảy, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh, cho biết.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm