| Hotline: 0983.970.780

Tinh hoa 'Nhịp cầu nhà nông': Cây cam, quýt

Thứ Ba 15/09/2015 , 07:09 (GMT+7)

"Nhịp cầu nhà nông" là “đặc sản” của ngành nông nghiệp Hà Nội, là sân chơi bổ ích giúp nông dân có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với các chuyên gia. 

NNVN xin giới thiệu những kiến thức được chắt lọc qua các nhịp cầu ấy…

Họ cây có múi đang cho thu nhập vào loại cao nhất nhì trong các đối tượng trồng trọt hiện nay.

Nhân giống

Cây cam, quýt được nhân giống phổ biến bằng phương pháp chiết cành và ghép. Đối với các vùng đất có mực nước ngầm cao trong mùa mưa nên trồng bằng cây chiết cành.

Gốc ghép cho cam, quýt hiện vẫn sử dụng các gốc ghép bưởi chua hoặc bưởi địa phương và nhìn chung các gốc ghép là các giống bưởi này đều mẫn cảm với bệnh chảy gôm.

Cũng như cây có múi khác khi nhân giống cần chú ý không chỉ đến đúng giống, gốc ghép mà còn cây mẹ phải sạch bệnh.

Trồng mới

Cây cam, quýt được trồng với khoảng cách hàng cách hàng 5 - 6 m và cây cách cây 4 - 5 m, như vậy mật độ khoảng 330 - 500 cây/ha.

Hố trồng đào sâu 60 cm, rộng 60 cm và bón lót cho 1 hố với lượng phân 30 -50 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg vôi bột, 500 - 750 gr lân super, 100 - 150 gr kaliclorua, nếu đất xấu có thể bón thêm 100 gr phân đạm urê.

Chuẩn bị hố trồng và bón lót phải làm trước vụ trồng ít nhất 1 tháng. Trồng vụ xuân (tháng 2 - 3) hoặc vụ thu (tháng 8 - 9).

Chăm sóc, bón phân

Thường tạo hình theo dạng tán hình dù với 4 cành chính ở 4 phía, mỗi cành chính để 2 - 3 cành cấp 1.

Sử dụng các cây họ đậu (lạc, đậu, đỗ) trồng xen là thích hợp nhất chỉ trồng ở 2 mép luống của hàng cây với khoảng cách cách gốc bưởi 0,6 - 1 m. Không nên trồng xen bằng các cây họ bầu bí hoặc họ gừng.

Bón phân cho cây nên chia ra các đợt. Đợt bón mùa xuân: Tháng 2 - 3 bón thúc cành xuân và thúc ra hoa, sử dụng các loại phân vô cơ dễ tiêu với lượng 30% phân đạm và kali cả năm.

Đợt bón nuôi quả đối với các cây đã cho quả nhằm thúc cho quả phát triển, bón vào tháng 5 - 6 với lượng 30% phân đạm và kali cả năm.

Đợt bón thúc cành thu, bón tháng 7 - 8 với lượng 30% phân đạm và kali cả năm, sử dụng phân vô cơ dễ tiêu. Đợt bón cơ bản, bón vào cuối năm hoặc sau thu hoạch quả, sử dụng toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 10% phân đạm và kali còn lại.

Vệ sinh cho cây

Bao gồm các kỹ thuật cắt tỉa các cành sâu, bệnh, cành la, cành vượt, cành tăm, quét vôi cho gốc cây vào thời kỳ bón cơ bản cho cây; tỉa hoa và tỉa quả chỉ để lại các hoa hoặc quả tốt vừa đủ theo sức của cây trong thời kỳ cây ra hoa và kết quả, khơi thoát nước trong vườn tránh ứ ngập nước đọng.

Thu hái và bảo quản

Theo yêu cầu thị trường hoặc dựa vào màu sắc vỏ quả tuỳ theo từng giống ở thời kỳ thu hoạch để thu hoạch quả cho phù hợp.

Dùng kéo cắt cành để cắt cuống quả giữ cho cuống quả không rụng, nếu để bảo quản lâu cần cắt chỉ để lại cuống có độ dài bằng vai của quả.

Quả thu hoạch xong cần phân loại, lau rửa cho sạch bụi bẩn bám trên vỏ bằng các loại giẻ mềm, sau đó có thể nhúng quả trong dung dịch Benlat 0,1% để trừ nấm, để hong cho ráo nước và bao quả bằng giấy mềm xếp trong thùng carton để vào nhà nơi thoáng mát để bảo quản.

Có thể bảo quản trong cát ẩm, song cần xử lý nấm bệnh cho cát để tránh lây sang quả khác.

Xem thêm
Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng

Khóa tập huấn giảng viên nguồn đầu tiên cho Dự án Sử dụng phân bón đúng chính thức khai giảng, truyền tải kiến thức, kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng trong nông nghiệp.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Syngenta ra mắt giống ngô chuyển gen công nghệ kép chống sâu đục thân

Giống ngô NK6101BGT chuyển gen sử dụng 2 công nghệ Agrisure và Herculex với bộ gen kháng sâu BT11 và TC1507 đem lại tác động kép cùng với đó là năng suất cao.

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm