| Hotline: 0983.970.780

Hồi hộp chờ kết quả cứu hộ vụ kẹt hầm thủy điện Đạ Dâng:

Tinh thần 12 công nhân vẫn tốt, tuy có mệt mỏi

Thứ Năm 18/12/2014 , 08:47 (GMT+7)

Theo tính toán, phương án khoan cọc nhồi từ trên đồi xuống được xác định là mũi khoan trọng tâm để cứu người. Với độ dài mũi khoan cần thiết khoảng 70m, nếu thuận lợi thì trong chiều 18/12 có thể bắt đầu việc đưa công nhân bị nạn ra khỏi khu vực kẹt hầm.

Trong sáng nay, 18/12, giải pháp khoan theo 3 hướng vẫn được tiến hành đồng thời.

Đến hơn 4 giờ sáng 18/12, mũi khoan thứ 3 đã thành công, phương án mới được tiếp tục là đào thêm một đường hầm mới song song với nơi nạn nhân bị sập hầm.

Theo lực lượng cứu hộ tại hiện trường, đào đường hầm mới sẽ phải lấy ra lượng đất đá khoảng 100 m3. Với công suất làm việc liên tục thì nhanh nhất cũng phải sau 24 tiếng mới hoàn thành để có thể tiếp cận các nạn nhân.

Tại hiện trường bên trong hầm bị sập, nước vẫn liên tục nhỏ từ trên xuống rất nhiều gây khó khăn cho công tác cứu hộ, mặc dù các máy bơm vẫn liên tục bơm nước ra ngoài. Dự kiến sáng nay, máy bơm nước công suất lớn hơn sẽ được đưa đến đây. 

Sau 48h mắc kẹt trong đường hầm, các nạn nhân vẫn cầm cự và nhận thức ăn, sữa truyền vào qua các lỗ khoan.

Theo tính toán, phương án khoan cọc nhồi từ trên đồi xuống được xác định là mũi khoan trọng tâm để cứu người. Với độ dài mũi khoan cần thiết là 70m, nếu thuận lợi thì trong chiều 18/12 có thể bắt đầu việc đưa công nhân bị nạn ra khỏi khu vực kẹt hầm.

 Cả đêm 17/12, công tác cứu hộ vẫn được thực hiện khẩn trương.

Đến khoảng 20h20, mũi khoan thứ hai đã xuyên thủng được một lỗ có đường kính 6cm, ngay sau đó việc hút nước được thực hiện ngay lập tức. Lúc này, mực nước hầm khu vực 12 công nhân gặp nạn đã dâng lên 1,2m.

Dù đã được tiếp tế nước gừng để giữ ấm nhưng trong đêm nhiệt độ xuống thấp, trời rất lạnh lại ở trong môi trường ngập nước nên các nạn nhân báo ra bên ngoài là bên trong họ đang rất lạnh...

(Ấn F5 để tiếp tục cập nhật)

Tổng hợp

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm