| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Thanh Hóa phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Chủ Nhật 16/08/2020 , 10:24 (GMT+7)

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cá nhân tích tụ đất đai phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp huyện, xã. Ảnh: Võ Dũng.

Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp huyện, xã. Ảnh: Võ Dũng.

Những chính sách này đã giúp Thanh Hóa hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.

Bài liên quan

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao theo hướng tập trung, quy mô lớn gắn với các cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến nay các địa phương trong tỉnh đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp huyện, xã.

Điển hình, như vùng sản xuất giống lúa thuần, lúa lai F1, sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương; vùng sản xuất chuyên canh các loại cây rau màu, ngô ngọt, bí, đậu tương rau, cải chân vịt, hành lá tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa; vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh; vùng chăn nuôi bò thịt tại các huyện miền núi, trung du...

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.