| Hotline: 0983.970.780

Tình yêu giới trẻ trở nên thực dụng vì tiền?

Thứ Tư 02/11/2011 , 14:29 (GMT+7)

Không ít bạn trẻ ngày nay có xu hướng yêu một cách “ồn ào”, nếu không muốn nói là quá phô trương.

Dường như đã qua rồi cái thời yêu nhau như Thúy Kiều và Kim Trọng “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, không ít bạn trẻ ngày nay có xu hướng yêu một cách “ồn ào”, nếu không muốn nói là quá phô trương.

“Tiền nào tình nấy”

Linh, SV một trường đại học nổi tiếng là xinh xắn, khuôn mặt dễ thương và đôi mắt to tròn thế nhưng để có "vé" làm người yêu cô nàng này thì hơi khó. Điển hình nhất là việc cô nàng luôn thay đổi tâm trạng cảm xúc 180 độ với anh chàng người yêu mỗi khi chàng tuyên bố hôm nay có tiền hoặc bị cắt lương.

Lúc chàng hứa hẹn sẽ chở Linh đi xem phim, ăn uống và shopping thì bạn bè sẽ nghe giọng nói ngọt ngào, quan tâm của Linh khi "tám" qua điện thoại cùng chàng, khi nào chàng than thở hôm nay hơi kẹt thì y như rằng bao nhiêu sự bực dọc, tức tối khó chịu của ngày hôm ấy Linh dồn hết lên chàng.

Cũng áp dụng cái kiểu yêu "tiền nào tình nấy" nên khi mang vào mình danh hiệu hotboy, anh chàng Trung sẵn sàng làm khó làm dễ người yêu mọi lúc mọi nơi. Nghĩ rằng mình hào hoa, được nhiều người để ý nên Trung luôn vênh mặt trước cô nàng người yêu tội nghiệp.

Mỗi khi nàng cung phụng tiền chi tiêu cho Trung, tặng Trung những món quà hàng hiệu thì Trung tươi cười, khen tặng nàng hết lời, còn khi nàng kẹt chi tiêu thì Trung cũng chẳng màng quan tâm đến.

Mới đây tại một quán phở trên đường Nguyễn Trãi, ban đầu cô nàng người yêu còn ân cần lau muỗng, đũa cho anh chàng người yêu nhưng khi cô nàng đề nghị chàng cho tiền mình đổi điện thoại mới bị chàng từ chối thì chiến tranh bắt đầu xảy ra.

Thu Trang ( Sinh viên Đại học Hà Nội ) chia sẻ: "Nhiều bạn trẻ ngày càng sống thực dụng và trở nên quái đản trong cách hành xử với người mình yêu chỉ vì tiền. Họ đến với nhau nhanh và chia tay cũng nhanh chỉ vì đồng tiền là nỗi ám ảnh quá lớn. Có vật chất, quà tặng đắt tiền, những giờ phút shopping thả cửa thì có tình yêu, còn không thì tình yêu cũng chấm hết”.

Yêu để thể hiện đẳng cấp

Ngày càng xuất hiện nhiều thêm những lối tỏ tình được cho là “ấn tượng” và “gây sốc”: trái tim 9.999 hoa hồng, phát loa tỏ tình giữa sân trường, giăng biểu ngữ để minh chứng tình yêu, hai trái tim lồng vào nhau với những ngọn đèn cầy cháy sáng lung linh…

Những kiểu ngỏ lời càng “độc”, càng ấn tượng ngày nay trở thành mốt trong giới trẻ. Họ quan niệm cần tạo hiệu ứng cao để chinh phục trái tim người yêu, để chứng tỏ bản lĩnh trong tình yêu của mình, làm cho mọi người xung quanh ngưỡng mộ và đem đến những cảm giác mới lạ cho người mình yêu cũng như đánh dấu những kỷ niệm đẹp trong tình cảm yêu đương.

Một cách để thể hiện đẳng cấp tình trường khác của teen nữa là thay người yêu như thay áo. Cứ dăm bữa nửa tháng là Tuấn (SV ĐH Kiến trúc) lại dắt theo một cô bạn gái mới ra mắt lũ bạn. “Càng chinh phục được nhiều người thì bọn nó càng nể mình, và mình cũng thể hiện được trình độ “cưa” các nàng cho chúng thấy”, Tuấn tự tin nói.

Không hiểu khi đã hết yêu nhau, những cặp đôi trên có “áy náy” khi nhớ lại lúc họ còn mặn nồng, thắm thiết và muốn cả thế giới biết họ đang yêu như thế nào khi biến mình thành những cặp đôi “hot” trong các đám đông?

… Đến yêu “ảo”

Có muôn ngàn cách để những người trẻ tìm đến nhau trong một thế giới vô cùng như internet: quen nhau qua chat, qua các diễn đàn, qua blog...

Nhưng con đường tình yêu của những đôi trai gái trên mạng thường có chung một cách mở đầu: từ những lời thăm hỏi, làm quen ban đầu dần dần dẫn đến mối quan hệ thân tình hơn, thấy vui mỗi khi lên mạng mà “người ấy” xuất hiện và thất vọng xen một chút trống vắng khi không thấy nickname thân quen online để nói chuyện cùng.

Phương (18 tuổi, Hà Nội) không những không giấu diếm mà còn có chút... tự hào khi nói về mối tình qua mạng của mình. Cũng giống như những học sinh thành phố khác, Phương không xa lạ gì với thế giới internet. Cô bé lang thang trong các chatroom để gặp gỡ và nói chuyện phiếm với những người bạn ảo chưa một lần gặp mặt.

Có những nickname nói chuyện một lần rồi quên ngay nhưng cũng có những người bạn rất tâm đầu ý hợp. Trong số đó, ấn tượng nhất là một anh chàng hơn Phương 2 tuổi đang học ĐH Giao thông.

Qua hàng tháng trời gặp gỡ trong thế giới ảo, tình cảm của đã phát triển đến mức cả hai quyết định phải gặp nhau ngoài đời. Sau buổi gặp đầu tiên, Phương đã tưởng như tìm thấy “nửa kia” của đời mình tới nơi.

Hay như Vân sinh viên trường Đại học Thương mại cũng từng có một mối tình online. Chàng và nàng cùng tham gia vào một diễn đàn tìm bạn khác phái trên mạng. Qua những lần thảo luận các chủ đề trên diễn đàn, chàng thấy nàng là người có vẻ dịu dàng, nữ tính, nàng thấy chàng vui vẻ, hiểu biết. Thế là nhắn tin làm quen, cũng chat chít, email qua lại nhiều lần.

Sự cảm mến tăng dần cho đến một ngày Vân nhận được lời tỏ tình của đối phương qua mạng dù cả hai chưa một lần gặp gỡ. Những lần trò chuyện qua mạng rồi qua điện thoại, cũng những giận hờn vô cớ đã nêm gia vị vào cuộc sống của cô gái vốn tự nhận là “tẻ nhạt” này.

Không ít bạn trẻ đang ưa chuộng loại tình yêu kiểu mới với “châm ngôn”: Nếu bạn không gặp mặt, chỉ nghe tiếng nói của nhau, chỉ xem ảnh và chat thôi, bạn sẽ yêu nhau hơn!

Muôn vàn lý do để bắt đầu một chuyện tình “online”, do chán nản cách yêu quá gần gũi nhau đến mất tự do, hoặc chỉ để giải quyết nhu cầu được trò chuyện với người đồng cảm… Không có bất cứ sự ràng buộc nào đằng sau những mối tình này.

Vắng những buổi đưa đón nhau, không cả những phút hẹn hò quán xá hay dắt tay nhau lên Megastar xem phim, một chút tình cảm “tinh thần” này sẽ mang lại những phút ấm lòng hay chỉ là một thứ tình cảm “ảo”?

(Theo Vietnamnet)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm