| Hotline: 0983.970.780

Tình yêu là điều kiện cần nhưng chưa đủ

Thứ Bảy 07/09/2019 , 08:05 (GMT+7)

Ai cũng nói muốn có hôn nhân hạnh phúc trước hết phải có tình yêu nên từ đó người ta dễ tin rằng cứ có tình yêu sẽ có hôn nhân hạnh phúc.

hon-nhn-2001846142
Ảnh mang tính minh họa.

Nhưng nhà nghiên cứu tâm lý gia đình người Mỹ, Peter Hector trong cuốn sách in hàng triệu bản nhan đề “Love is no guarantee” khẳng định tình yêu không phải là bảo đảm hôn nhân hạnh phúc, trái lại nó còn là mạo hiểm nếu chúng ta kết hôn chỉ vì tình yêu.

Ở thời đại chúng ta, nói chung hầu hết hôn nhân bắt đầu bởi tình yêu. Chẳng ai bắt được ai kết hôn, trừ khi chính họ muốn. Nhưng trong ba thập kỷ gần đây, những cuộc hôn nhân vì tình yêu đổ vỡ hàng loạt trên phạm vi toàn cầu. Chỉ tính riêng nước Mỹ, gần 50% những cuộc hôn nhân lần đầu đã giải tán trong vòng 15 năm. Ở TP HCM mấy năm gần đây, án ly hôn là loại án dân sự chiếm tỷ lệ cao nhất và luôn gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Vậy làm thế nào giảm bớt nhịp độ thất bại của hôn nhân? Đâu là nguyên nhân của những thất bại đó? Peter Hector cho rằng một trong số nguyên nhân chính gây ra nhịp độ thất bại cao trong những mối quan hệ hôn nhân ngày nay là chúng ta thường quá tin rằng một khi hai người đã yêu nhau thì nhất định hôn nhân sẽ hạnh phúc suốt đời. Hầu hết chúng ta quá say sưa với cảm xúc của tình yêu lãng mạn mà quá ít hiểu biết những kiến thức tối thiểu về nghệ thuật chung sống vợ chồng.

Nhà nhân chủng học Helen Fisher cho rằng, thiên nhiên đã tạo ra sự gắn kết các đôi nam nữ và duy trì tình trạng đó một cách đầy đủ cho đến khi sự thụ thai được hoàn thành để duy trì nòi giống. Nhưng quá trình chung sống suốt đời không được tạo hóa “lập trình” sẵn mà do chúng ta tạo dựng nên. Trong tự nhiên chỉ có chừng 3% động vật có vú sống thành cặp đôi bền vững suốt đời, trong đó có loài người. Hầu hết các loài đều chia tay và mùa sinh sản sau lai kết hợp với đối tác khác. Vì vậy muốn hôn nhân bền vững không thể sống theo bản năng mà phải học để biết cách hòa hợp với nhau, gọi là nghệ thuật chung sống.

Nhưng người ta học kỹ năng chung sống ở đâu? Với hầu hết mọi người, cuộc hôn nhân của cha mẹ là nguồn thông tin duy nhất và trực tiếp về kinh nghiệm vợ chồng. Nhưng thời đại đã thay đổi. Cái mà ông bà ta chấp nhận, có thể hôm nay chúng ta lại không chấp nhận. Và nhịp độ cao của sự thất bại trong hôn nhân đã cảnh báo rằng, không khôn ngoan chút nào khi áp dụng những quy tắc của hôn nhân quá khứ cho hôn nhân hiện đại. Hôn nhân quá khứ là “phu xướng, phụ tùy”, chồng nói vợ theo. Bây giờ bình đẳng nam nữ chẳng ai phải theo ai cả. Người này phải tôn trọng cách sống của người kia và chấp nhận sự khác biệt. Tiếc rằng phương thức đó chúng ta chưa từng biết, càng chưa từng học từ ai? Cho nên có người cứ cố níu kéo tác phong gia trưởng lỗi thời. Có người chẳng ai chịu ai, mạnh được yếu thua, không chịu thì... giải tán.

Ai cũng tin rằng muốn có ngôi nhà hạnh phúc phải xây dựng trên nền móng tình yêu. Nhưng cái nền móng đó không phải là bất di bất dịch như cái nền nhà, và một khi đã có nó rồi thì chắc chắn nó sẽ vững như bê-tông trong suốt cuộc hôn nhân. Tuy nhiên trong thực tế, chẳng ai có thể “mê như điếu đổ” một ai suốt cả cuộc đời. Dù lúc mới kết hôn có hợp nhau đến đâu đi nữa thì trong quá trình chung sống, đối tác sẽ đổi thay và chính bạn cũng thay đổi. Đừng ảo tưởng rằng nó cứ “hoàn hảo” như thế mãi?

Hôn nhân không phải là cái nôi nuôi dưỡng tình yêu như người ta lầm tưởng. Vì đó không phải là mục đích chính của nó. Hôn nhân là nơi để chúng ta luôn có người bạn đời cùng nhau chia sẻ và cùng thực hiện những nghĩa vụ làm người. Cho nên đời sống gia đình là một quá trình lao động vất vả chứ không lãng mạn như tình yêu. Không chỉ lao động cơ bắp như nấu nướng, dọn dẹp, nuôi con mà trước hết là lao động của hệ thần kinh khi ta cảm thấy có lúc như không kiềm chế nổi mình nữa. Là lao động của sự nhường nhịn khi chung sống với ai đâu phải dễ dàng. Là lao động của sự tha thứ khi đối phương có lỗi và ta chỉ muốn trừng phạt. Những loại lao động này đòi hỏi nỗ lực hơn cả ở công sở, vì ở đó các nỗ lực của ta có mục tiêu rõ ràng và được khuyến khích. Trong khi lao động gia đình phải âm thầm gánh vác mà không được ai ghi nhận.

Chúng ta thừa nhận tình yêu là yếu tố tiên quyết của hôn nhân nhưng nếu kết hôn chỉ vì thế thôi, đúng là chưa đủ!

(Kiến thức gia đình số 36)

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm