| Hotline: 0983.970.780

Tình yêu và sự phản bội

Thứ Tư 14/11/2012 , 10:27 (GMT+7)

Vừa qua, TAND tỉnh Sóc Trăng xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Minh Sang 18 năm tù về tội giết người, bóp cổ vợ chết trước mặt hai con.

Vừa qua, TAND tỉnh Sóc Trăng xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Minh Sang 18 năm tù về tội giết người, bóp cổ vợ chết trước mặt hai con. PV tiếp cận hồ sơ vụ án, đọc hai cuốn nhật ký của Sang viết trong 5 tháng trước ngày gây án, để tìm hiểu con đường dẫn một tình yêu đôi lứa tưởng không thể chia lìa, lại đi tới tột cùng tội ác nơi vùng quê xa xôi vốn yên tĩnh.

Nguyễn Minh Sang sinh năm 1984, ở xã Nhơn Mỹ (Kế Sách, Sóc Trăng), vợ là Lý Thị Huỳnh Như cùng quê, kém một tuổi. Kết luận điều tra viết: “Tháng 4/2002, Như không được sự đồng ý của cha mẹ nhưng yêu Sang, theo về nhà sống chung như vợ chồng. Đến tháng 2/2009 thì hai vợ chồng làm giấy đăng ký kết hôn để cho con đi học”.

Nhật ký của Sang kể về mối tình đẹp với nhiều hình ảnh sinh động, lời văn gọn gàng, khúc chiết cho thấy chàng trai chỉ học lớp sáu nhưng giàu tình cảm, tư duy mạch lạc.


Những trang nhật ký của Sang

"Kỷ niệm xa em. Mãi mãi một tình yêu. Đêm 17/12/2011”, Sang mở đầu cuốn nhật ký như vậy, chữ xiên viết trên cuốn vở học trò. Trang đầu tiên, Sang kể mối tình với Như, phải “vượt qua mọi trở ngại”.

"Đêm ấy, mưa lớn lắm. Khi đứa con đầu đời của mình cất tiếng khóc chào đời, bỗng nhiên tay chân tôi bủn rủn, rã rời. Và nước mắt từ đâu cứ tuôn ra. Đó là hạnh phúc đầu đời của chúng tôi. Và là niềm tin để cho chúng tôi cùng nhau vượt qua mọi trở ngại của gia đình vợ. Nhưng nào ngờ niềm hạnh phúc ấy chỉ được 1 tháng 20 ngày thì mẹ vợ tôi bắt vợ tôi phải bỏ tôi và con vĩnh viễn. Lúc ấy chúng tôi xa nhau được 37 ngày. Và vì sự quyết tâm và cương quyết, chúng tôi lại đến với nhau thêm lần nữa, khoảng thời gian ấy chúng tôi rất hạnh phúc. Rồi 4 năm sau chúng tôi lại có thêm 1 cháu trai. Thế là chúng tôi đã có một gia đình trọn vẹn mà không ai không muốn có. Rồi 2, 3, rồi 4 năm sau, chúng tôi lại xảy ra mâu thuẫn, cự cãi thường xuyên. Cuộc sống rất khó khăn nên chúng tôi quyết định cho vợ tôi đi nước ngoài bán quán. Đó là ngày 17/10/2011”.

Nhưng vợ của Sang, Lý Thị Huỳnh Như không đi xuất khẩu lao động được, theo kết luận điều tra thì do gia đình Sang không nhất trí và đã làm đơn “nhờ chính quyền địa phương can thiệp”. Nên Như bỏ đi làm ở thành phố Hồ Chí Minh. Còn Sang ở nhà nuôi hai đứa con, nhiều lần Như điện thoại về cho biết “đã có chồng khác”. Sang không tin, không muốn tin, không dám tin.

Nỗi nhớ nhung dường như dày vò cả những trang nhật ký. Hết trang này sang trang khác là một nỗi nhớ nhung quay quắt của Sang với Như, trải ra một tình yêu chung thủy chỉ có thể bày tỏ trên trang giấy mà khó nói thành lời. Mỗi khi có dịp, bao nhiêu kỷ niệm yêu thương cứ ùa về.

Đêm 24/12/2011: “Đêm nay là đêm Noel. Tôi còn nhớ, đã 10 năm không đêm Noel nào mà chúng tôi không bên nhau. Nhớ những năm trước, vợ chồng và 2 con của tôi đi chơi Noel rất vui và hạnh phúc. Không biết, bây giờ bên người khác, em có vui vẻ đón Noel không?”.

+ Có lẽ văn xuôi, dù đã trải bày mọi nỗi niềm vẫn chưa nói hết được tình yêu sâu sắc trong lòng, Sang làm thơ: “Đợi chờ, chờ đợi, đợi chờ ai?/ Thức trắng đêm nghe tiếng thở dài/ Mờ bóng em tôi về trong mộng/ Dù muốn hay không vẫn đợi chờ”.

 

 

+ Dịp ấy, trong ấp cũng có một người bị vợ bỏ đi hơn một tháng “nhưng đã trở về với chồng với con” thì càng như muối xát vào lòng Sang “sao em không về với anh, đã 4 tháng 8 ngày rồi còn gì? Anh đếm từng giây, từng phút, từng ngày, từng tháng để mong được gặp em và ngày em quay về với anh và 2 con”.

Đêm 8/3/2012, Sang nhớ lại những năm trước: “Anh nghèo, anh chỉ tặng cho em được một cành hoa hồng. Anh nghèo, anh chỉ dẫn em đi ăn quán cóc vỉa hè. Anh nghèo, anh chỉ tặng em bấy nhiêu thôi”. Còn đêm nay “em bên người khác, người ta có chở em đi mua quà tặng em không, không biết người ta có chở em đi dạo phố không?”. Sang thắc thỏm chờ đợi, thề với lòng mình “có thể đợi cả cuộc đời này cũng nên, dù sao thì anh vẫn đợi, đợi em về. Cho dù còn một hơi thở cuối cùng, anh vẫn mong đợi ngày em trở lại, dù sau này em có già yếu bệnh tật anh vẫn yêu em”.

Trang cuối hai tập nhật ký, đêm 6/5/2012, những dòng cuối cùng: “Tôi vẫn ngày đêm tơ tưởng ngóng trông, cứ đợi chờ trong tuyệt vọng, có phải vì tôi quá yêu em, có phải vì em là tình yêu duy nhất của tôi không? Đúng là như vậy. Em là tất cả của đời tôi, em là thể xác, là linh hồn, là mãi mãi của trái tim tôi thì làm sao tôi quên em được”.

Nhưng từ ngày Như rời nhà ra đi, Sang khắc khoải chờ đợi bao nhiêu thì Như lại càng xa bấy nhiêu. Có ngày Sang “điện thoại cho em khoảng 500 lần nhưng em không mở máy”. Sáng tinh mơ 29 Tết, Sang điện thì nghe tiếng chuông đổ nhưng không người nghe và “tôi tiếp tục điện thêm 5 lần nữa thì em không nghe và tắt điện thoại luôn”. Chiều mồng 3 Tết, Sang điện thoại 20 lần chuông đổ, Như không nghe và lại tắt máy.

Sang không muốn tin lời nói của Như đến với Sang sau 1 tháng 12 ngày kể từ lúc Như ra đi. Ngày đó, nhật ký của Sang ghi lại, lúc nửa đêm “tôi điện cho em, em nói em đang đi ngủ với người khác và tôi đừng làm phiền em nữa”. Ngày 28/1/2012, Sang “nghe mẹ vợ tôi nói với người ta rằng em đã có chồng mới”; đêm 6/2/2012 “vậy là em đã có chồng thật rồi, em chụp hình em và chồng mới của em gửi về cho mẹ vợ tôi”. (còn nữa)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm