| Hotline: 0983.970.780

Tổ chức khai thác hải sản ở vùng biển một số nước có hợp tác

Thứ Tư 26/09/2018 , 14:05 (GMT+7)

Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt “Đề án phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở vùng biển một số nước”.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, việc tổ chức cho tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản hợp pháp ngoài vùng biển Việt Nam phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; phù hợp với đường lối, chủ trương và chính sách đối ngoại của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

16-34-05_tu_c
Ngư dân luôn sẵn sàng cho những chuyến vươn khơi xa

Mục tiêu là làm điểm tổ chức mô hình đưa DN và ngư dân đi hợp tác khai thác thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và nuôi trồng thủy sản với một số nước, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm mở rộng các hình thức hợp tác, từng bước phát triển nghề khai thác viễn dương ở các vùng biển quốc tế nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp; thúc đẩy hội nhập và phát triển hợp tác quốc tế.

Theo Quyết định của Chính phủ, đề án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đến năm 2020 sẽ làm điểm tại 03 tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu đưa DN - ngư dân sang hợp tác khai thác, thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và nuôi trồng thủy sản ở một số quốc gia đã có thỏa thuận hợp tác về nghề cá với Việt Nam, trước mắt là các nước Brunei, Papua New Guinea và Micronesia.

Giai đoạn tiếp theo là từ 2020 – 2025, tổ chức mở rộng mô hình liên kết ra các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, một số tỉnh khác hợp tác sang một số nước khác và vùng biển quốc tế mà Việt Nam có thỏa thuận hợp tác về nghề cá.

Sau khi đề án được UBND tỉnh chấp thuận, chủ DN hoàn thiện hồ sơ trình Bộ NN - PTNT (Tổng cục Thủy sản làm đầu mối) cấp giấy phép cho tàu cá đi khai thác hải sản ngoài vùng biển Việt Nam. Sau khi được cấp giấy phép, DN xây dựng kế hoạch đưa tàu cá và ngư dân đi; thông báo đến các cơ quan liên quan về thời điểm xuất phát; thời gian, hành trình mà tàu đi qua vùng biển các nước.

Bộ Quốc phòng (lực lượng Biên phòng) kiểm tra các thủ tục xuất, nhập cảnh theo đúng quy định. Bộ Ngoại giao tiến hành các biện pháp hỗ trợ và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân, tàu cá và DN Việt Nam.

Trước đó, theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), đơn vị chủ trì dự thảo đề án, từ nay đến năm 2020, để hiện thực mục tiêu đặt ra, Đề án tập trung cho 3 dự án lớn.

Theo đó, dự án thiết lập hệ thống thông tin, giám sát và chỉ dẫn cho đội tàu khai thác hải sản ở ngoài vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế sẽ triển khai trong năm 2017-2018, với kinh phí 100 tỷ đồng. Từ nay đến năm 2020, sẽ thực hiện dự án nâng cấp, cải hoán, hiện đại hóa 150-200 khai thác hải sản xa bờ hiện tại của các tỉnh tham gia, với kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2020-2025, dự án lớn nhất là đóng mới khoảng 100 đến 150 tàu khai thác hải sản/dịch vụ hậu cần hiện đại, đủ điều kiện hoạt động an toàn nhiều ngày trên biển…với nguồn vốn khoảng 20.000 tỷ đồng.

Theo dự thảo đề án, các DN, HTX, THT khi tham gia đề án trên sẽ được hỗ trợ rất lớn. Nếu đơn vị nào nâng công suất máy từ dưới 400 CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 600 CV trở lên; đóng tàu vỏ thép hoặc vật liệu mới công suất 1.000 CV trở lên sẽ được vay 95% trị giá con tàu (dùng tàu để thế chấp), lãi suất 7%/năm nhưng nhà nước hỗ trợ bù lãi suất tới 6%.

Các đơn vị tham gia, sẽ được vay tới 11 năm, trong đó 5 năm đầu được miễn lãi. Ngoài ra, nhà nước cũng hỗ trợ 95% vốn lưu động chuyến biển với lãi suất thấp nhất; 100% bảo hiểm thuyền viên; 95% về bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ, chi phí đào tạo…

Nhiều chính sách hỗ trợ 100%

Nhà nước hỗ trợ một lần 100% chi phí nhiên liệu 1 chuyến đi cho các tàu cá xuất bến từ cảng Việt Nam đến vùng biển các nước có hợp tác khai thác. Chi phí hỗ trợ nhiên liệu cho chuyến đi được chi trả sau khi đã hoàn thành việc hợp tác và trở về nước. Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí mua bảo hiểm thân tàu, 100% chi phí mua bảo hiểm thuyền viên làm việc trên tàu cá. Hỗ trợ một lần 100% thiết bị đầu cuối giám sát hành trình có tích hợp kết nối định vị vệ tinh (VMS) lắp đặt trên tàu cá để giám sát hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển các nước.

 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất