| Hotline: 0983.970.780

Toàn cầu hóa vẫn được nhận diện là một động lực tích cực, nhưng...

Thứ Sáu 05/08/2016 , 09:37 (GMT+7)

Chúng ta hay được nghe thế giới đang thu nhỏ lại, thế giới đang phẳng hơn. Và nếu như phải nêu ra một điểm nhấn của nửa cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 thì đó chắc chắn là toàn cầu hóa. Tuy vậy tại nơi mà nó được sinh ra và phát triển, toàn cầu hóa đang ở trên bờ vực sống còn.

Đã có bao giờ bạn dừng lại và ngắm một vòng quanh đường phố Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh và chợt nhận ra là ở Việt Nam không thiếu thứ gì.

Những cửa hàng ăn nhanh từ KFC, McDonald’s đến Domino’s, những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Trong dân chúng, những chiếc điện thoại của Mỹ, Hàn, những chiếc ô tô của Nhật, Đức, đồng hồ của Thụy Sỹ. Việc đi lại giữa các quốc gia cũng dễ dàng, thuận tiện. 12 giờ bay đến Pháp, Anh, chuyển 1, 2 chặng là đến Mỹ, Canada…

Tất cả những điều này có được là nhờ toàn cầu hóa. Chúng ta hay được nghe thế giới đang thu nhỏ lại, thế giới đang phẳng hơn. Và nếu như phải nêu ra một điểm nhấn của nửa cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 thì đó chắc chắn là toàn cầu hóa. Tuy vậy thì tại nơi mà nó được sinh ra và phát triển, toàn cầu hóa đang ở trên bờ vực sống còn.

Toàn cầu hóa có thể hiểu đơn giản là sự lưu thông, dịch chuyển tự do của dòng đầu tư, hàng hóa, con người… giữa các nước với nhau mà ít bị gặp cản trở nhất. Ở cốt lõi của nó là lý thuyết đơn giản rằng nếu các nước có thể giao thương với nhau một cách tự do ít cản trở, nếu hàng hóa có thể lưu thông không bị áp các hàng rào thuế quan, nếu công dân nước A có thể đến nước B mà không cần giấy tờ tùy thân thì thế giới sẽ được xích lại gần hơn. Khoảng cách giữa các nước nghèo với các nước giàu cũng sẽ được thu hẹp. Sự giao thoa văn hóa cũng sẽ tăng phần đa dạng cho từng nước.

Toàn cầu hóa, những nhà kinh tế nói, sẽ giúp những nước nghèo thoát nghèo và giảm tỷ lệ người nghèo trên toàn cầu. Điều này được kiểm chứng bởi nghiên cứu của UN khi những năm 1980 có tới 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo đói, con số này trong năm 2001 chỉ còn là 18%. Nhưng đây không phải là bức tranh chỉ toàn màu hồng.

Toàn cầu hóa kéo nhiều người, và nhiều quốc gia, ra khỏi mức nghèo đói nhưng nó không khiến họ giàu lên. Thống kê đáng báo động của Credit Suisse năm 2015 chỉ ra rằng 1% nhóm người giàu nhất thế giới sở hữu 50% tổng khối lượng tài sản. Tài sản sẽ chảy theo hình tháp từ trên xuống dưới, những nhà kinh tế nói, đã không chảy xuống đủ nhanh. Nó nhỏ giọt xuống trong khi phần lớn đọng lại ở tầng trên cùng, trong túi những người giàu nhất.


Một khẩu hiệu chúng tôi là 99% trong cuộc biểu tình chiếm phố Walls để phản đối sự bất bình đẳng tại Mỹ
 

Ở những nước đang phát triển, toàn cầu hóa vẫn được nhận diện là một động lực tích cực. Khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị, được cho là “cái giá chấp nhận được”, ít nhất là đối với tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn mạnh. Nhưng ở những nước phát triển, những khe nứt đang ngày càng lớn dần lên và hiện rõ hơn.

Từ trước đến nay ở những nước phát triển luôn tồn tại những thành phần thể hiện sự không hài lòng với làn sóng toàn cầu hóa mạnh mẽ. Họ không cho rằng sự giao thương giữa hàng hóa, văn hóa và con người là điều tích cực. Họ cho rằng đó là điều đi ngược lại “giá trị cơ bản” của đất nước họ. Những thành phần này được giữ ở ngoài rìa khi kinh tế phát triển, việc làm ổn định và các vấn đề xã hội được kiểm soát. Tuy vậy thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 như tiếp sức mạnh cho những thành phần này.

Cách đối phó với khủng hoảng của Chính phủ các nước đẩy câu hỏi mà nhiều người bấy lâu nay vẫn không nghĩ lên hàng đầu: Toàn cầu hóa có lợi cho tất cả mọi người bình đẳng không. Đơn cử như Mỹ và Anh, hai nhà tư bản hàng đầu dùng tiền thuế của dân trong ngân sách để trả nợ hộ những ngân hàng, quỹ đầu tư ngập trong nợ nần vì vung tay quá trán.

Kéo theo sau là chính sách thắt lưng buộc bụng để cân bằng tài chính. Những người dân bình thường nhận ra một sự thật đơn giản, toàn cầu hóa có thể có lợi cho họ ở một khía cạnh nào đó nhưng nó có lợi ở tất cả mọi khía cạnh cho giới chủ, những người ở tầng lớp 1% của thế giới. Họ là những người được lợi nhất khi thế giới trở nên phẳng hơn.

Trong bối cảnh này, sự kiện Anh muốn ra khỏi EU hay Donald Trump có khả năng trở thành Tổng thống Mỹ không khó hiểu. Cả hai đều là những minh chứng cho sự bất bình đẳng của toàn cầu hóa sẽ phải trả giá.

(Nghiên cứu sinh đại học Manchester)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm