| Hotline: 0983.970.780

Tơi bời Quảng Nam

Thứ Ba 15/10/2013 , 22:12 (GMT+7)

Ở những địa phương phía bắc tỉnh, thường thì sau bão lũ sẽ kéo về, đây là mối lo lớn nhất của những người có trách nhiệm ở đây.

Sáng 15/10, bất chấp gió vẫn còn đang lồng lộn, hàng chục công nhân của nông trường Cao su Đức Phú vẫn “đội gió” dùng dây chằng chống, dựng lại những cây cao su bị bong gốc.

>> Xơ xác Hội An

Ông Dương Phú Tân - Giám đốc Nông trường cho biết, công nhân đang kiểm đếm số cây hư hại nên chưa có con số chính xác. Tuy nhiên, ước tính ít nhất có hơn 200ha trong tổng số 1.000ha cây cao su của nông trường bị ảnh hưởng nặng do bão gây ra. Trong đó có hàng chục ha trong độ tuổi khai thác. “Nhiệm vụ của chúng tôi bây giờ là khắc phục hậu quả. Cây nào có thể cứu sống được thì triển khai dùng dây níu lại, còn bị đổ gãy thân cây thì chỉ có chặt làm củi”, ông Tân ngậm ngùi nói.


Bộ trưởng Cao Đức Phát đi kiểm tra thiệt hại do bão tại Hội An-Quảng Nam

May quá, hơn 10 giờ thì đường thông, xe chạy. Quốc lộ 1 vắng đến ngạc nhiên, chỉ vài chiếc xe khách hối hả chạy ra, còn xe đi vào thì tịnh, không có lấy 1 chiếc. Nghe ra thì biết xe chạy tuyến Bắc-Nam bị ùn đến hàng ngàn chiếc bên kia đèo Hải Vân để tránh bão. Cả xe máy, năm thì mười họa mới thấy 1 chiếc phóng vèo vèo, ra vẻ sợ bão ghê lắm.

Mặc dù tuyến đường Nam TP Tam Kỳ đã thông, nhưng nhiều tuyến đường thảm nhựa về các thôn Phú Đông, Tân Phú (xã Tam Phú-TP Tam Kỳ) cây đổ ngã ngổn ngang nhưng việc khắc phục gặp khó khăn do số lượng cây nhiều và người dân thiếu phương tiện cưa cắt. Đường từ các địa phương này lên nội thị Tam Kỳ vẫn bị tắc đến hết trưa.

Thống kê ban đầu, xã Tam Phú bị bão số 11 làm tốc 122 mái nhà, 3 nhà bị sập hoàn toàn, hơn 40 ghe thuyền đánh bắt của ngư dân bị đắm và hư hại. Ngoài ra, có khoảng 3ha tôm nuôi của 9 hộ dân cũng bị cuốn theo dòng nước. Bên cạnh đó, dù nằm ở vị trí đầu gió nhưng nhờ chủ động ứng phó, chằng chống nhà cửa trước khi bão đến xã Tam Thanh không bị thiệt hại là mấy.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh cho biết, toàn xã chỉ có hơn 80 ngôi nhà bị tốc mái một phần và 14 nhà tốc mái toàn bộ.


Nhiều ngôi nhà ở Quảng Nam bị bão phá tan hoang.


Cây trong vườn bị trốc gốc, ngã đè lên nhà.

Con số thiệt hại ban đầu ở huyện Tiên Phước rất lớn: 3 người dân bị thương, 30 ngôi nhà bị sập, hơn 1.500 ngôi nhà bị tốc mái. Ngầm sông Tiên bị hư hỏng hoàn toàn, trạm y tế xã Tiên Lãnh bị sập gây hư hại 100%, toàn bộ thuốc men bị ướt, hỏng, hiện không có chỗ để cấp cứu ban đầu cho người dân của xã Tiên Lãnh; trạm y tế các xã Tiên Sơn, Tiên Thọ, Tiên Hà bị hư hỏng tường rào, bay mái tôn.

Toàn huyện có 10 ngôi trường bị tốc mái 50%, điểm giết mổ gia súc tập trung của huyện bị tốc mái 50%; 218 đập bổi, đập thời vụ và hơn 22 km kênh mương bị sạt lở, bồi lấp. Đặc biệt, những khu vườn có giá trị kinh tế cao của người dân như: Hơn 2.200 ha keo, hơn 2.000 cây cau, 2.500 cây lòn bon, gần 7.000 cây dó bầu, 1.200 choái tiêu, hơn 60.000 cây chuối… đều bị gãy, đổ, trốc gốc. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 120 tỷ đồng.

Ở những địa phương phía bắc tỉnh, thường thì sau bão lũ sẽ kéo về, đây là mối lo lớn nhất của những người có trách nhiệm ở đây.

Ví như ở huyện Đại Lộc, ông Phạm Thúy, Phó Chánh Văn phòng UBND huyện cho hay, mặc dù chưa có con số thống kê chính thức, song bão số 11 đã làm tốc mái, khiến hàng nghìn ngôi nhà hư hỏng, cây cối gãy đổ la liệt. Mạng viễn thông bị ảnh hưởng làm cho thông tin liên lạc chập chờn, một số trụ ăng ten thu sóng Viettel ngã đổ. 

Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, công sở… bị hư hỏng. Khoảng 600ha chuối bị ngã đổ, hư hại. Đài truyền thanh-truyền hình huyện này cũng bị bão làm ngã sập trụ ăng ten cao 40m. Các thiết bị ăng ten phát hình và sóng phát thanh FM hư hỏng hoàn toàn, ước tính thiệt hại 1 tỷ đồng. Các trạm truyền thanh cơ sở bị đứt 15km dây, 1 trụ ăng ten tại xã Đại Hồng ngã đổ, 85 loa phát thanh và 35 bộ thu FM hư hỏng có giá trị khoảng 400 triệu đồng.

Bà Trương Thị Tám (thôn Mỹ Liên) than trong nước mắt: “Nửa đêm, mấy tấm tôn trên mái nhà bị bão xé toang, cuốn bay mất tăm. Tui sống đơn chiếc, tiền đâu mua tôn lắp lại mà ở”.

Tại các vùng trồng chuối nổi tiếng của thị trấn Ái Nghĩa, nhiều nông dân thẫn thờ đứng nhìn những vườn chuối nằm bẹp.

Nước mắt lưng tròng đứng nhìn vườn chuối gần 1 ha của mình nằm la liệt dưới nước, lão nông Dương Văn Bảo, nói: “Cây to cây nhỏ ngã trọi lỏi. Thời gian tới đây, vợ chồng tui lấy chi bán kiếm tiền để nuôi con đang ăn học”.

Bão vừa đi qua, người dân Đại Lộc đang đối mặt với lũ lụt. Mực nước sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đo được là 8,61m, sẽ vượt báo động 3 ngay trong đêm nay. 

Chiều 15/10, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang đã đến thăm và tặng quà hỗ trợ cho gia đình ông Trương Chạy ở thôn Triêm Đông 1, đây là nạn nhân bị bão làm sập xưởng gây thiệt mạng trong cơn bão vừa qua. Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh đã đi kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại do cơn bão số 11 tại huyện Đại Lộc và chỉ đạo cho địa phương này chuẩn bị đối phó với lũ lụt.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm