| Hotline: 0983.970.780

Tôi đi mua “ngựa” cho Táo quân

Thứ Hai 16/01/2012 , 10:24 (GMT+7)

Cõi trần, ngoài ngựa, còn không biết bao nhiêu giống vật có thể cưỡi được, thế mà chẳng hiểu sao Táo quân lại nhất định chỉ chọn con cá chép làm vật cưỡi trên con đường vạn dặm lên thiên đình?

Cõi trần, ngoài ngựa, còn không biết bao nhiêu giống vật có thể cưỡi được, thế mà chẳng hiểu sao Táo quân lại nhất định chỉ chọn con cá chép làm vật cưỡi trên con đường vạn dặm lên thiên đình?

Mấy ngày trước tết ông Táo năm 1987, kiến trúc sư kiêm họa sỹ Cấn Văn Duyên đến thăm tôi ở Thủy điện Hòa Bình, nơi tôi đang làm công nhân đóng gạch. Thấy bếp của tôi lanh tanh bành, lạnh ngơ lạnh ngắt, không có dấu hiệu của ngọn lửa đã nhiều ngày, ông lẳng lặng ra về sau khi uống với nhau vài chén rượu suông.

Sáng 23 tháng Chạp, Cấn tiên sinh mang đến tặng tôi một bức tranh. Mở ra, thấy một đoàn Táo quân béo tốt, ăn mặc tươm tất, cưỡi những con cá chép múp míp vây quanh Ngọc Hoàng Thượng đế trong điện Linh Tiêu. Thượng đế mũ ngọc đai vàng rực rỡ, ngự trên ngai, tay chỉ vào một ông Táo da bọc xương, quần áo tổ đỉa, đôi chân trần rớm máu do phải cuốc bộ lên trời,đang quỳ trước mặt ngài. Góc tranh có hai câu:

"Ngọc Hoàng (hỏi): Nhà ngươi “trọng nhậm” ở phương nào mà ra nông nỗi này?

Táo quân đang quỳ: Muôn tâu bệ hạ, thần cai quản bếp nhà tên Vũ Hữu Sự đấy ạ".

Nhớ lại câu chuyện cách đây đúng1/4 thế kỷ đó, tết ông Táo năm con rồng này, tôi quyết đãi ông Táo nhà mình một con chép đỏ, để ông được “mở mặt với đời”. Được một lái buôn rủ, tôi theo hắn ta lên tận nơi nuôi cá chép đỏ lớn nhất các tỉnh phía Bắc là làng Thủy Trầm thuộc xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) để thỏa trí tò mò. Thủy Trầm là vùng bán sơn địa, mỗi khẩu chỉ được có 12 thước (288 m2) đất canh tác, nhưng đến nay người làng đã biến diện tích đó thành ao gần hết.

Làng có 584 hộ thì 470 hộ nuôi giống cá đặc biệt này, khu 3 (làng có 3 khu hành chính) có 133 hộ thì cả 133 hộ đều nuôi, với tổng diện tích gần ba mươi ha. Về nguồn gốc con cá chép đỏ, mỗi người nói một cách, người thì bảo nó có mặt ở làng từ 20 năm nay, người quả quyết nó có mặt đã từ trên 40 năm. Ông Hà Công Hỷ, một người có tay nghề nuôi cá chép đỏ rất cao, cho biết cách đây chừng 30 năm, một người dân của làng là ông Nguyễn Văn Hiệu đã xin được mấy con chép đỏ dưới xuôi lên nuôi làm cảnh.

Rồi vài năm sau, trong các ao hồ của làng lác đác thấy giống cá này xuất hiện, không biết có phải do cá sinh sôi nẩy nở trong bể cảnh nhiều nên ông Hiệu thả vợi xuống ao nhà mình, rồi trời mưa, nước ao nọ tràn lẫn sang ao kia mà chúng có mặt ở nhiều ao khác không? Thời ấy, chẳng mấy ai để ý đến thứ cá lạ lùng này, vì ao hồ còn ít, và cá nuôi chỉ để làm thực phẩn, nên đỏ, trắng hay vàng đều “lên đĩa” tất.

Gặp thời “mở cửa”, đời sống mỗi ngày một sung túc, người đời chú ý nhiều hơn tới cõi tâm linh. Từ chỗ chỉ cúng những con cá chép bình thường ngày ông Táo lên chầu trời, những người có điều kiện luôn tìm, luôn săn “hàng độc” để mâm cỗ cúng ông thần có chức năng cai quản bếp núc nhà mình sang trọng hơn mâm cỗ của những nhà khác.

Nắm bắt được nhu cầu đó, một số hộ ở Thủy Trầm đã nhân giống cá chép đỏ, nuôi trữ để đến ngày 23 tháng Chạp mang ra mấy chợ đầu mối của Việt Trì như chợ Vồ, chợ Gia Cẩm, chợ Tùng Lâm… bán, và bán rất chạy. Tiếng lành đồn xa, hàng năm, từ 15 tháng Chạp trở đi, thương lái các nơi bắt đầu tìm đến Thủy Trầm để mua cất cá chép đỏ…

Bây giờ thì cá chép đỏ Thủy Trầm không chỉ có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc mà còn sang cả Lào, cả Trung Quốc, và trở thành nguồn thu nhập chính của làng. Đặc biệt là Hà Nội, vào ngày ông Táo chầu trời, không dưới chục tấn cá chép đỏ sống được người Thủ đô mua về để sau lễ cúng là mang ra các sông ngòi, đầm hồ để “phóng sinh”. Huy, tay buôn cá chép đỏ đã ngót chục năm nay, lên Thủy Trầm băng một chiếc ô tô có phần thùng xe thiết kế đặc biệt, thùng được ngăn thành nhiều ô chứa nước, mỗi ô có một hệ thống sục khí. Huy bảo cá có nhiều kích cỡ, mỗi ô chứa một cỡ cá, nên mỗi ô phải có hệ thống sục khi thích hợp với cỡ cá. Hỏi loại cá cỡ nào bán chạy nhất, đáp rằng:

- Cá “mẫu giáo”!

- Sao lại gọi là “cá mẫu giáo”?

- Tức là loại cá có chiều ngang chỉ bằng chiều ngang của ngón tay người lớn hay nhỉnh hơn một chút, chiều dài chừng 2 đến 3 xăng ti mét, như con cá đòng đong ấy mà. Chúng em gọi nó thế, vì nó cũng như thể đứa trẻ mới ở tuổi mẫu giáo.

Tôi thắc mắc:

- Không hiểu sao người đời lại có cái kiểu cúng cấp kỳ quặc như thế nhỉ. Táo quân là một ông thần đã có tuổi hàng ngàn năm, chắc ông ấy phải oai phong, bệ vệ lắm. Những con “cá mẫu giáo” ấy, khi vớt nó từ chậu nước ra, người bán chỉ cần hơi nặng tay một tý là nó đã lòi ruột, chết đứ đừ rồi, thế thì làm sao nó cõng được ông thần ngàn tuổi ấy lên thiên đình cơ chứ?

- Em chịu, chả hơi đâu mà suy nghĩ lôi thôi cho bận ruột. Bán hàng là phải bán cái thiên hạ thích chứ không phải bán cái mình thích. Chỉ cần biết người đời họ thích cái gì thì mình chiều cái ấy, thế là vợ con có cơm ăn.

Cũng vì lý do loại “cá mẫu giáo” bán chạy nhất, lái buôn đặt mua nhiều nhất nên cá chép đỏ Thủy Trầm được nuôi trong ao với mật độ rất dầy, từ 300 con đến 500 con mỗi mét vuông mặt nước. Nuôi dầy thế để vừa hạn chế độ lớn của cá, vừa để cá phải sống trong môi trường chật hẹp, làm quen với môi trường thiếu dưỡng khí, để có thể chịu đựng được những chặng đường xa khi vận chuyển. Khoảng mùng mười tháng Chạp, người Thủy Trầm bắt đầu thu cá, đưa cá vào những cái “lồ” để “ép”.

Chị Lan, một chủ ao cho biết, cá chép đỏ dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn của chúng chủ yếu là sắn xay. Từ ngày con cá chép đỏ trở thành “thương hiệu”, đời sống của dân làng sung túc hẳn lên.

“Lồ” cá là những ao nhỏ, chỉ bằng hai ba cái vũng trâu đằm, hay những bể gạch xây. Trong “lồ”, cá càng phải sống chật hẹp hơn, với loại “cá mẫu giáo”, có tới cả ngàn con mỗi m2. Cá ép trong “lồ” được cho ăn với chế độ “cầm hơi”, nghĩa là chỉ vừa đủ cho khỏi chết đói. Các chủ nuôi cho biết, nếu cho cá ăn no, thì khi vận chuyển, gặp đường xấu hay đường xóc, chúng sẽ vỡ ruột ra mà chết…

Những ngày giáp Tết ông Táo, đường làng Thủy Trầm rất tấp nập, toàn là người tứ xứ đến lấy cá. Cá chép Thủy Trầm đỏ tươi màu cờ, toàn thân không hề có một chấm màu nào khác. Huy đã có mối quen, mọi giao dịch từ trước đều qua điện thoại. Đến nơi, mỗi cỡ cá anh đặt lấy bao nhiêu cân đều được chủ ao chuẩn bị sẵn, giá cả cũng định sẵn, cân xong cỡ nào trả tiền cỡ đó. Cá “mẫu giáo”, nếu tháng 1/2011 có giá 60 ngàn/kg thì nay đã tăng thêm 20 ngàn, thành 80 ngàn/kg. Các cỡ cá khác cũng đều tăng.

Chở về đến Hà Nội, Huy giao cho người bán lẻ 180 ngàn/kg. Tôi nhẩm tính, mỗi cân cá “mẫu giáo” ước tới gần 200 con, nếu bán với giá 1.500 đồng đến 2.000 đồng/con (có năm “cháy” cá, giá vọt lên đến 3.000 đồng một con), thì món lãi mà người bán thu được quả là không nhỏ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm