| Hotline: 0983.970.780

Tôi đi tu: [Bài II] Hơn cả cách ly Covid-19

Thứ Tư 26/08/2020 , 08:40 (GMT+7)

Tôi đang loay hoay tìm cách mang đồ đạc lên chùa thì có một chàng U40 từ dốc chùa chạy xuống - Chú đi tu phải không?

Phước Sơn thiền tự - nơi tác giả tu tập.

Phước Sơn thiền tự - nơi tác giả tu tập.

Nhập tự

Trên xe tôi có sẵn cả 2 ứng dụng chỉ đường là Google Map và Vietmap, hai ứng dụng này bổ sung cho nhau rất OK, vì vậy dù Phước Sơn thiền tự ở nơi thâm sơn cùng cốc, đường xã đường huyện khúc khuỷu nhưng đúng 2h chiều tôi đã có mặt.

Đã xem tới lui trên Google Earth nên chẳng những không lạ với cảnh quan của chùa mà tôi còn dừng xe chính xác bên hồ sen. Phía cổng, 2 xe khách loại lớn mang số Bình Dương và TP.HCM, một xe nhỏ hơn mang biển số Lâm Đồng, cùng hàng chục xe gia đình đã xếp hàng ngay ngắn.

Tôi đang loay hoay tìm cách mang đồ đạc lên chùa thì có một chàng U40 từ dốc chùa chạy xuống - Chú đi tu phải không? Tôi chưa kịp gật đầu thì cậu ta đã kéo vali và khoác ba lô lên vai, tôi khoác vội chiếc đệm tất tưởi chạy theo.

Bên sân Phước Sơn thiền tự.

Bên sân Phước Sơn thiền tự.

Ngay từ đây 180 nữ và 60 nam của khóa tu này đã “thụ thụ bất thân”, hai phòng đón tiếp nam nữ đôi ngả cách biệt nhau, bên nữ rẽ trái vào hội trường, còn bên nam đi thẳng vào nhà ăn nhỏ.

Trong phòng đón tiếp khá nhiều người nhưng chỉ là dự bị, họ không đăng ký trên mạng được nên đến chờ xem ai đã đăng ký thành công nhưng không đến để thế chỗ.

Do đã có danh sách từ trước nên việc đón tiếp diễn ra khá nhanh gọn, tôi được hướng dẫn về phòng. Đấy là một tòa nhà 3 tầng, sạch sẽ vô cùng, tầng trên cùng dùng làm nơi giặt giũ, phơi phóng, 2 tầng dưới được chia thành nhiều phòng nhỏ kích thước 1,5 x 2,8m, thoáng, cửa ra vào chỉ là tấm vải kéo qua lại, cửa sổ lớn có lưới ngăn muỗi và màn che sáng.

Trong phòng kê sẵn một chiếc giường rộng 0,8 x 1,8m, một chiếc bàn gỗ thấp nhỏ. Ngoài ra phòng còn được trang bị khá đầy đủ, có sẵn móc áo, đèn Led, quạt tường, chăn ga gối nệm và mùng nhưng nệm chỉ rất mỏng, mỏng đến độ không nên gọi đó là nệm.

Lần đầu tiên tôi được trải nghiệm điều giới thứ 8 của nhà Phật - Không trang điểm xa hoa và nghỉ ngơi phóng túng. Hai đầu hồi nhà là dãy phòng vệ sinh được đánh số theo số của phòng, của ai người ấy dùng.

Hơn cả Covid-19

Ngày 31/1/2020, nhằm ngày 7 tháng Giêng, trong hành trình đi tìm chùa để tu, tôi từng được virus Corona đón tiếp ngay chùa Tam Thanh xứ Lạng.

Dọc đường những cây nêu đã hạ, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đã mở miễn phí, trời trong xanh, nắng xuân như rải vàng trên “thiên hạ đệ nhất động” nhưng chùa Tam Thanh vẫn lặng như chùa Bà Đanh. Lần đầu tiên trong lịch sử 4.000 năm, cả nước đang chuẩn bị cho cuộc cách ly mang tên "cách ly Covid".

Chùa Tam Thanh vắng khách thập phương khi cả nước bắt đầu cách ly chống dịch.

Chùa Tam Thanh vắng khách thập phương khi cả nước bắt đầu cách ly chống dịch.

Tuy vậy nhưng nếu so với cách ly trong tu tập thì cách ly virus Corona chỉ xếp hàng con cháu. Màn phủ đầu ngay tại phòng đón tiếp là việc gửi lại chứng minh nhân dân, tiền bạc, giấy tờ, điện thoại cũng như các thiết bị viễn thông giải trí khác.

Tại sao phải vậy? Câu trả lời của trợ thiền nghe thật đơn giản - Để khỏi phân tâm, vướng bận với bất cứ việc gì khác ngoài tu tập. Nếu bạn nói không thì nguy cơ phạm giới rất cao và nhà chùa thì không chấp nhận phạm giới.

Tất nhiên trước lúc tắt nguồn để gửi điện thoại thì thiền sinh được yêu cầu cung cấp cho ban tổ chức số liên lạc cần thiết nhất.

Không nghe, không thấy, không biết là phương châm trong tu tập.

Đôi mắt trong suốt khóa tu phần lớn ở trạng thái nhắm, còn khi mở là chỉ được phép nhìn thẳng, không được ngửa mặt lên trời xem cao thấp, không được cúi đầu xuống đất xem mỏng dày, không được nghiêng ngó, không được nheo nheo, không mắt nhắm mắt mở, không nhay nháy.

Cái miệng thì phải tịnh, chỉ mở ra đóng lại khi ăn uống, khi đồng thanh nói Sadhy, còn lại phải ngậm lại, hai môi phải khít nhau, không nói, không cười, không đằng hắng, không xuýt xoa.

Cái mũi thì không cần đeo khẩu trang nhưng không được dùng nước hoa, dầu gió, không son phấn trang điểm.

Không những thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác bị khống chế mà cả xúc giác cũng phải "chích thuốc tê", không sột soạt gãi dù ngứa, không xoa bóp dù mỏi, không đấm lưng dù đau.

Và hơn thế nữa...

Để tạo điều kiện cho thiền sinh cách ly được tốt, nhà chùa còn nhiều bổ trợ khác. Thiền sinh chỉ được đi lại trong phạm vi khoảng 40m, từ nhà ở qua nhà ăn đến thiền đường. Cương giới (loại dây cảnh sát hay sử dụng) được căng khắp nơi với dòng chữ vàng trên nền đỏ “Cương giới. Cấm vượt qua”.

Để phòng ho, thức ăn nước uống nhà chùa bao giờ cũng nóng, lại có chanh muối, nước gừng lúc nào cũng sẵn. Để phòng cảm mạo, sụt sịt nhà chùa có hệ thống nước nóng kèm theo lời khuyên giảm tắm chỉ nên lau người. Để phòng thao thức tâm trí đi lang thang nhà chùa có nước uống an thần nhẹ.

Để phòng phân tâm, nhà chùa cho trồng nhiều dây leo và che chắn ánh sáng bằng lưới xanh đen loại 70% quanh nhà, lối đi lại, thiền đường. Để phòng tâm bị kích động do thời tiết thất thường nhà chùa trang bị hệ thống máy lạnh và quạt khủng nhưng máy lạnh chỉ để ở mức 27 độ, còn quạt thì cứ chĩa lên trần.

Cách thức và một số nội dung trao đổi giữa thiền sinh với sư thầy hay ban tổ chức.

Cách thức và một số nội dung trao đổi giữa thiền sinh với sư thầy hay ban tổ chức.

Tất cả các liên lạc giữa thiền sinh với sư thầy, giữa thiền sinh với ban tổ chức đều được thực hiện qua giấy và bút. Những tờ giấy đã in một mặt được cắt thành miếng nhỏ cỡ quân bài được để vào các liễn kèm theo bút, ai có đề xuất gì thì cứ viết vào đấy khắc có người giải quyết.

Một buổi chiều tối, trời bỗng nổi cơn mưa rào xối xả, tôi cứ băn khoăn là không biết cửa kính xe đã kéo lên hết chưa bèn viết đề xuất cho ra bãi xe xem sao? Một lát sau có người mang giấy hồi âm “Bản thân 4 người phục vụ chúng cháu cũng không được ra khỏi khu vực này”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm