| Hotline: 0983.970.780

Tôi khuyên bà con đừng bán đất

Thứ Sáu 30/07/2010 , 19:54 (GMT+7)

Đó là ý kiến của ông Hà Văn Tịnh - GĐ Cty CP Thuỷ điện Hoàng Anh (Thanh Hoá) sau khi đọc bài: “Thuỷ điện Bá Thước 2: Ai đứng sau những kẻ mua, bán đất?” đăng trên NNVN.

Vị trí thi công Nhà máy thủy điện Bá Thước.

Ông Hà Văn Tịnh- GĐ Cty CP Thuỷ điện Hoàng Anh (Thanh Hoá) đã nói như vậy khi trao đổi với PV NNVN. Ông Tịnh cho biết: Sau khi đọc bài: “Thuỷ điện Bá Thước 2: Ai đứng sau những kẻ mua, bán đất?” đăng trên NNVN, tôi muốn trao đổi thêm một số nội dung với người dân.

Dự án NM thuỷ điện Bá Thước 2 xây dựng trên địa bàn hai xã Điền Lư và Lương Ngoại của huyện Bá Thước có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng với công suất thiết kế là 140 MW. NM có cột nước thấp nên việc đắp đập ngăn sông không làm cho mực nước dâng cao hơn mực nước lũ lịch sử, không làm ngập nhiều diện tích, không gây xáo trộn lớn đến cuộc sống người dân quanh vùng. Trong quá trình GPMB, số hộ dân bị ảnh hưởng rất ít so với những dự án cùng loại, cùng công suất ở các địa phương khác.

Theo thiết kế, NM thuỷ điện Bá Thước 2 sẽ cần 550ha đất. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế và các quy định của Chính phủ và Bộ Công thương nên Cty đã tiến hành rà soát lại toàn bộ khu vực xây dựng để trình UBND tỉnh và Bộ Công thương một phương án 2 là “đắp đê quai sông Mã” nhằm hạn chế đến mức tối đa việc lấy đất rừng, đất SX của dân đồng thời còn góp phần cho công tác thoát lũ vùng ven sông Mã.

Trong khi bà con xã Lương Ngoại vẫn tiếp tục bán đất thì điều lạ lùng là không thấy sự xót xa và vào cuộc của chính quyền xã Lương Ngoại và huyện Bá Thước.

Về vấn đề này, ông Tịnh cho biết thêm: “Cty đã lập hồ sơ đề nghị được thẩm định, phê duyệt cho triển khai phương án đắp đê quai sông Mã. Vừa rồi anh Hồi- PCT UBND tỉnh lên kiểm tra, chúng tôi đã báo cáo phương án này và được anh Hồi đồng quan điểm”. Ông Tịnh giải thích về tính ưu việt của việc đắp đê quai sông Mã như sau: “Nếu triển khai phương án 2 này thì DA xây dựng NM thuỷ điện Bá Thước 2 chỉ sử dụng đến 114ha đất (giảm được 436ha đất ở, đất canh tác và đất rừng cho nhân dân), đồng thời không phải di dời 118 hộ dân đi nơi khác ở”. Theo đó, phương án này sẽ xây dựng một hệ thống mương bằng bê tông cốt thép kiên cố có chiều dài 9km chạy dọc hai bên sông Mã. Xác định lợi ích của mương là thoát lũ và tưới tiêu SX. Và cứ 300- 500m sẽ có một cống ngăn nước để người dân chủ động được việc điều tiết nước khi mùa mưa, hạn hán.

PV NNVN đặt câu hỏi: Khi đưa ra phương án đắp đê quai sông Mã, liệu có phải cách mà nhà đầu tư đánh động để ngăn chặn tình trạng mua bán đất lộn xộn ở vùng NM như báo chí đã phản ánh không? Ông Hà Văn Tịnh khẳng khái: “Nếu phương án này được phê duyệt thì đồng bào không bị mất đất ở và đất SX; nhà nước và nhà đầu tư không bị mất tiền bồi thường mà nhân dân còn SX được hai vụ lúa nước trên đồng đất nhà mình. Chúng tôi đang tính lợi ích lâu dài cho cả DN, Nhà nước cũng như người dân. Chúng tôi không làm liều”.

Nhưng hiện tại phương án chưa được phê duyệt, người dân vùng đất được xem là giải toả vẫn bán đất?- PV hỏi. “Tôi tin với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cũng như tính ưu việt của phương án đắp đê quai sông Mã chắc chắn các cấp, ngành sẽ ủng hộ và phê duyệt. Vấn đề là lúc nào mà thôi. Chính vì thế, tôi khuyên đồng bào nên giữ lấy đất để ở và canh tác không nên bán bất hợp pháp như thế"- ông Tịnh nói.

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.