| Hotline: 0983.970.780

Tôi lo lắng không biết dịch bùng phát mạnh lúc nào!

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:09 (GMT+7)

Theo dõi sát sao loạt phóng sự điều tra “Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống” trên NNVN, TS. Bùi Quang Anh đã có cuộc trao đổi với NNVN.

TS Bùi Quang Anh
Theo dõi sát sao loạt phóng sự điều tra “Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống” trên NNVN, TS. Bùi Quang Anh, nguyên Cục trưởng Cục Thú y – người đã có gần 7 năm lăn lộn với dịch CGC, có mặt ở tất cả các điểm “nóng” và ở những thời điểm cam go nhất đã có cuộc trao đổi với NNVN.

CGC xuất phát từ con giống nhập lậu

Dịch CGC bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2003, nguyên nhân từ đâu, thưa ông?

Năm đó, những đàn vịt tại Bắc Ninh đột nhiên lăn ra chết. Chết hết đàn này sang đàn khác. Khi đó chúng tôi xác định được, đó là dịch CGC độc lực cao. Nguyên nhân xuất phát từ những đàn vị giống nhập lậu từ Trung Quốc. Lúc đó Chính phủ ngoài việc chỉ đạo khoanh vùng dập dịch quyết liệt, là ngăn chặn kỳ được việc nhập giống gia cầm từ Trung Quốc về cũng như việc vận chuyển buôn bán gia cầm. 

Ông có thể nói cụ thể hơn việc Chính phủ chỉ đạo ngăn chặn gia cầm nhập lậu lúc đó? 

Lúc đó trực tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT và các Bộ, ngành liên quan lên tận Lạng Sơn để kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc phải xử lý được việc nhập lậu gia cầm qua khu vực cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị. Các đoàn kiểm tra khác thì đi Móng Cái (Quảng Ninh).

Còn trong nước thì chỉ đạo các địa phương thành lập các chốt kiểm dịch, trực cả ngày lẫn đêm. Một mặt, tập trung chỉ đạo, xử lý kiên quyết các khu vực trung chuyển gà lậu như chợ Hà Vỹ, trung tâm ấp nở gia cầm giống Đại Xuyên (Hà Tây cũ). Vì gia cầm giống và gia cầm thịt mang virus H5N1 ở chợ Hà Vỹ và Đại Xuyên được chuyển đi khắp các tỉnh miền Trung tiêu thụ.

Sự quyết liệt ngăn chặn gà nhập lậu, kiểm soát vận chuyển cùng với các biện pháp khác đã mang lại hiệu quả. Đến năm 2007, 2008 dịch CGC đã lắng xuống, trong tầm kiểm soát của ta, có thời điểm gần 1 năm không xuất hiện ổ dịch mới.

CGC diễn biến phức tạp mà lơ là

Từng quản lý ngành, ông đánh giá thế nào về tình hình dịch CGC hiện nay?

Hiện nay, theo ghi nhận thì tình hình dịch CGC ở nước ngoài có diễn biến phức tạp, trong nước vẫn xuất hiện các ổ dịch mới. Như thế nghĩa là cuộc chiến chống dịch CGC của chúng ta chưa thể kết thúc. Thậm chí, theo những khuyến cáo thì nếu dịch CGC xảy ra trên diện rộng với sự biến đổi của virus sẽ nguy hại hơn nhiều so với trước đây.

Ông bình luận gì về tình hình ngăn chặn gà nhập lậu, đặc biệt là gà giống?

Chúng ta đánh giá nguy cơ tiềm ẩn là rất nghiêm trọng và Thủ tướng đã chỉ đạo phải quyết liệt ngăn chặn gia cầm nhập lậu. Nhưng theo những gì tôi nắm được, đặc biệt là qua đọc loạt phóng sự điều tra của NNVN thấy việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chưa nghiêm. Sau khi Thủ tướng chỉ đạo có “rộ" lên được một thời gian kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn rồi lại chùng xuống cho đến khi NNVN bóc trần các đường dây nhập lậu gà giống.

Như vậy, rõ ràng Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, Bộ NN-PTNT - cơ quan thường trực BCĐ phòng chống dịch chỉ đạo quyết liệt nhưng ở dưới không thực hiện quyết liệt. Bây giờ, dường như phòng chống dịch CGC làm thế nào là trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ NN-PTNT thôi. Không rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành khác và UBND các tỉnh, thành.

Thú y bây giờ khác ngày xưa!

Khoan hãy nói đến trách nhiệm của các tỉnh, thành, từ thực tiễn chỉ đạo chống dịch CGC của ông, ông có bình luận gì về trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ NN-PTNT trong thời gian vừa qua?

NNVN đặt vấn đề là chăn nuôi, thú y ở đâu? Điều này đúng! Cục Thú y đang kém ở phần này, tất nhiên nguyên nhân một phần là ở các cấp. Theo tôi, các đơn vị tiền tiêu của ngành thú y, ví dụ như các trạm kiểm dịch, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng ở Lạng Sơn, Quảng Ninh phải nắm được thông tin, báo cáo về Cục Thú y, để Cục báo cáo Bộ kịp thời những diễn biến, phương thức nhập lậu và hướng xử lý. Ngành thú y có các trạm kiểm dịch ở biên giới Lạng Sơn, Quảng Ninh, cán bộ ở đây như là “tình báo”, tại sao không biết? 

Ông có ý kiến gì về việc hoạt động trung chuyển gà giống nhập lậu ngay cạnh cơ quan thú y, điển hình như các trùm trung chuyển gà giống lậu nằm ngay cạnh trụ sở Chi cục Thú y Bắc Giang? 

Việc các đơn vị thú y nằm ngay cạnh các ông trùm gà giống lậu, hoạt động sôi động hàng đêm mà không ngăn chặn thì phải kiên quyết làm rõ và xử lý. Tại sao lại thế được? 

Thời ông làm Cục trưởng Thú y, tình trạng này có xảy ra không? 

Thú y giờ không như ngày xưa. Trước, Cục Thú y đều giao trách nhiệm cho chi cục, kiểm dịch vùng, các trạm kiểm dịch cửa khẩu phải thường trực ở các điểm nóng vùng biên giới, có báo hàng ngày tình hình vận chuyển gia súc, gia cầm nhập lậu về Cục và phòng kiểm dịch của Cục phải tổng hợp, phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp báo cáo tại các buổi giao ban BCĐ, thông tin cho báo chí để tuyên truyền. Khi thấy nghiêm trọng thì lãnh đạo Cục báo cáo Bộ trưởng các biện pháp.

Nhưng đó là quy định thời xưa. Bây giờ chắc cũng thế, nhưng anh em không quan tâm hoặc không đặt ra kỷ cương, trách nhiệm phải báo cáo.

Còn trách nhiệm của Cục Chăn nuôi, theo ông thì sao?

Hiện người dân rất muốn phát triển chăn nuôi, nhưng con giống không được cung cấp đầy đủ. Chẳng hạn như Nghệ An, Hà Tĩnh toàn gà địa phương. Trong hoàn cảnh ấy, thấy giống giá rẻ, lạ thì người dân hưởng ứng ngay, nhưng dân sẽ không hiểu được nguy hiểm về dịch bệnh. Trách nhiệm này là thuộc các cơ quan quản lý mà cụ thể là Cục Chăn nuôi. 

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Bình luận mới nhất