| Hotline: 0983.970.780

Tội phạm ngày càng... trẻ hóa!

Thứ Sáu 02/11/2012 , 09:44 (GMT+7)

Sáng 1/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm...

* Phải thay đổi cách phòng chống tham nhũng!

Sáng 1/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án; Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2012.

Theo báo cáo được Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày trước Quốc hội, năm qua, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội được kìm chế, giảm 1,3%, một số loại án giảm như giết người, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng.

Tuy nhiên, nhiều ĐB lo lắng tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. Hoạt động của tội phạm có tổ chức, đâm thuê, chém mướn, trộm cướp có sử dụng “vũ khí nóng”, tội phạm sử dụng công nghệ cao... Tội phạm về kinh tế, tham nhũng phức tạp nổi lên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng gây thiệt hại lớn.

Về nguyên nhân phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên gia tăng nhanh, ĐB Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cho rằng, công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế và cần được đánh giá làm rõ để có hướng thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, theo ĐB, hoạt động của các hội đồng ở nhiều địa phương còn mang tính phong trào, chưa tích cực trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

ĐB cũng cho rằng, môi trường giáo dục ở các nhà trường vẫn còn biểu hiện quá quan tâm đến dạy chữ mà ít quan tâm dạy người. Rất nhiều em mang tư duy thực dụng, ích kỷ, dễ bị cám dỗ và có hành vi phạm tội. Do đó, ĐB đề nghị cần quan tâm hơn tới việc giảng dạy các môn khoa học xã hội trong nhà trường, có hướng đổi mới để những môn học này thực sự thu hút học sinh và ảnh hưởng tích cực tới tính cách của các em.

ĐB Hồ Trọng Ngũ (đoàn Vĩnh Long) dẫn số liệu hàng năm có từ 16.000-18.000 trẻ vị thành niên phạm pháp. Hành vi cũng rất phức tạp như buôn bán, sử dụng ma túy, chống người thi hành công vụ, mại dâm, sử dụng hung khí, vũ khí nóng… Nhìn chung, số người phạm tội là người chưa thành niên chiếm tỷ lệ ngày càng cao.

Bày tỏ bức xúc trước nhiều vụ án do người ở độ tuổi vị hành niên thực hiện với hành vi hết sức dã man, ĐB Ngũ cho rằng không nên sửa luật hình sự theo hướng tăng nặng mức xử phạt, nhưng có thể xem xét về quy định độ tuổi vị thành niên để đảm bảo tính răn đe.

Về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), ĐB Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) thắc mắc, trong cuộc đấu tranh PCTN, nhà nước có thừa quyết tâm, quy định luật lệ không thiếu, Chính phủ có nhiều giải pháp nhưng tham nhũng vẫn không bị đẩy lùi. Ông Thuyền lo mức độ tham nhũng hiện đã lấn át cả những người tích cực thì đó là một nguy cơ thực sự lớn.

Đồng quan điểm, ĐB Trần Đình Nhã (đoàn Thừa Thiên-Huế) khái quát, chưa bao giờ từ “tham nhũng” được nói với tần số xuất hiện nhiều như hiện nay. Tham nhũng không chỉ là thách thức với Đảng, Nhà nước mà còn là thách thức với cả Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất và thách thức cả sự kiên nhẫn, chịu đựng của người dân. Ông Nhã cho rằng, đã đến lúc phải thay đổi cả cách đánh và người đánh tham nhũng.

Theo đó, về mức độ, đánh tham nhũng phải quyết liệt như với tội xâm phạm an ninh quốc gia, cần áp dụng những biện pháp như với kẻ khủng bố, nội gián. Về cách thức, cần đánh từ trên xuống dưới mới… đủ lực. Để triển khai cách đánh này, ông Nhã cũng đề xuất “tổ chức lại lực lượng chủ công”.

Giải pháp “mạnh tay” khác, ông Nhã đề nghị kỳ họp này, khi ban hành Nghị quyết về công tác tham nhũng, Quốc hội quán triệt ngay việc không áp dụng án treo, không đặc xá, tha tù sớm với tội phạm tham nhũng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm