| Hotline: 0983.970.780

Tối ưu hóa dung tích nước đang có tại các hồ chứa

Thứ Sáu 21/02/2020 , 11:33 (GMT+7)

Đó là đề xuất của ông Nguyễn Hồng Khanh, Cục trưởng Cục Quản lý công trình thuỷ lợi, Tổng cục Thủy lợi tại buổi làm việc với Sở NN-PTNT Bình Thuận.

Qua đó, để thống nhất kế hoạch điều tiết các hồ chứa thuỷ điện, phục vụ công tác thuỷ lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay.

Ông Nguyễn Hồng Khanh làm việc với Sở NN & PTNT Bình Thuận về công tác điều tiết nước tưới

Ông Nguyễn Hồng Khanh làm việc với Sở NN & PTNT Bình Thuận về công tác điều tiết nước tưới

Tại buổi làm việc, ông Võ Đức Anh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Thuận cho biết: Tính đến ngày 19/2, tổng lượng nước hữu ích trong các hồ chứa nước thuỷ lợi và thủy điện trên toàn tỉnh còn lại 536,56 triệu m3/1.033,60 triệu m3 dung tích hữu ích thiết kế, đạt 51,91%. Trong đó, các hồ chứa trong tỉnh chỉ còn 92,67 triệu m3/ 259,37 triệu m3; hồ thủy điện Đại Ninh 64,37 triệu m3/251,73 triệu m3; hồ thủy điện Hàm Thuận 397,52 triệu m3/522,5 triệu m3, đạt 72,64%.

Hiện tổng diện tích gieo trồng sản xuất vụ ĐX 2019- 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 37.076 ha/52.650 ha kế hoạch, tức giảm trên 15.000ha. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng được cấp nước tưới từ nguồn nước thủy điện của 2 nhà máy thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận - Đa Mi là 27.439 ha, gồm lúa và màu 15.687 ha, thanh long 11.725 ha.

Qua đó Sở NN &PTNT Bình Thuận đề xuất lưu lượng và thời gian chạy máy của nhà máy thủy điện Đại Ninh, Hàm Thuận – Đa Mi trong 6 tháng mùa khô năm 2020.

Sau khi nghe các ý kiến và nắm tình hình khó khăn về nước trong mùa khô năm nay, Cục trưởng Cục Quản lý công trình thuỷ lợi Nguyễn Hồng Khanh đề nghị các đơn vị liên quan như: Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương), Cục Quản lý tài nguyên nước, các đơn vị liên quan cùng các nhà máy thủy điện tiếp tục phối hợp, linh hoạt để tối ưu hóa dung tích nước đang có hiện nay tại các các hồ chứa nước thuỷ lợi và thủy điện trên toàn tỉnh.

Đồng thời, thống nhất bắt đầu từ tháng 3/2020 sẽ tiến hành xả nước tại nhà máy thủy điện Đại Ninh, bình quân mỗi đợt xả 10 ngày, mỗi ngày xả tối thiểu 12 giờ. Riêng thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi tiến hành xả liên tục (số giờ chạy máy từ 16 đến 17 giờ).

Bên cạnh đó, đề nghị Sở NN-PTNT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch cụ thể, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng nước sản xuất đúng kế hoạch. Mặt khác, triển khai các giải pháp chống hạn hiệu quả. Khoanh vùng sản xuất dự kiến trong vụ hè thu, khoanh vùng những nơi khó khăn, thiếu nước sinh hoạt để có giải pháp cấp nước cho người dân…

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.