| Hotline: 0983.970.780

Tôm sú, cua biển hốt bạc

Thứ Năm 18/11/2010 , 10:45 (GMT+7)

Đã 10 năm rồi người nuôi tôm, cua biển ở ĐBSCL mới được hốt bạc lớn trở lại. Hai loài thủy sản này hiện đang đứng ở mức giá được xem là kỷ lục nhất trong 10 năm qua.

Đã 10 năm rồi người nuôi tôm, cua biển ở ĐBSCL mới được hốt bạc lớn trở lại. Hai loài thủy sản này hiện đang đứng ở mức giá được xem là kỷ lục nhất trong 10 năm qua.

Anh Trần Văn Đen, nông dân trên vùng đất Cầm Trâu thuộc xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long (Bạc Liêu) vui ra mặt khi tôm sú, cua biển đang được giá cao. Hiện tại, tôm sú loại 20 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với mức khoảng 250.000 đồng/kg, loại 25 con/kg khoảng 200.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 170.000 – 190.000đ/kg, loại 40 con/kg khoảng 125.000 đồng/kg…; cua biển gạch son có giá 190.000 đồng/kg, cua y (cua đực) loại 700 gam trở lên có giá 180.000 đồng/kg, loại 700 gam trở xuống có giá 130.000 đồng/kg…

Anh Đen nói: Cuộc sống của nông dân trên vùng đất Cầm Trâu này mới được thở phào là nhờ tôm sú, cua biển được giá. Ngay lúc này nhà nào có khoảng 5.000 m2 ao nuôi tôm sú + cua biển theo kiểu quảng canh thì mỗi ngày kiếm ít nhất từ 200.000 đồng trở lên. Một con cua biển bình quân bán khoảng 50.000 đồng, 1 kg tôm sú loại 20 con có giá 250.000 đồng. Người nuôi tôm quảng canh đã vui như thế thì những nông dân nuôi tôm công nghiệp ở ĐBSCL lại càng vui hơn khi lãi bình quân từ 200 - 350 triệu đồng/ha. Ông Võ Hồng Ngoãn, nông dân kỳ cựu với nghề nuôi tôm sú ở TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói: Đây là mức giá cao chưa từng thấy trong đời nuôi tôm của tôi.

Ông Nguyễn Minh Đang, Chủ tịch UBND xã Điền Hải (Đông Hải, Bạc Liêu) nói: Năm nay, con tôm sú, cua biển được giá cao đã giúp cho nhiều người nuôi tôm ở xã Điền Hải không chỉ trả được nợ ngân hàng mà còn dư tiền xây nhà, tậu xe... Giá tôm sú, cua biển đứng được ở mức cao đã kéo ngay đời sống kinh tế nông hộ thay đổi ngay lập tức. Thống kê của Sở NN – PTNT Bạc Liêu đến thời điểm này nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 50%/12.132 ha diện tích nuôi tôm công nghiệp, năng suất bình quân 3 tấn/ha.

Đối với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh cải tiến kết hợp với nuôi cua biển thì nông dân đang thu hoạch và đang hốt bạc đậm. Đến thời điểm này, nông dân Bạc Liêu đã thu được 10.000 tấn cua biển chủ yếu xuất qua theo đường tiểu ngạch sang Campuchia, Trung Quốc.

Giới kinh doanh dự báo, giá tôm sẽ còn tiếp tục tăng cho đến hết năm 2010 và chỉ có thể ổn định trở lại khi những vùng nuôi khác bắt đầu vào vụ thu hoạch.
Còn ở Sóc Trăng, vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL đến thời điểm này nông dân đã thu hoạch gần dứt điểm và có trên 80% người nuôi tôm có lãi. Ông Nguyễn Văn Khởi, PGĐ Sở NN – PTNT Sóc Trăng cho biết: Vụ tôm này nông dân Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 47.500 ha tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Tổng sản lượng tôm sú mà nông dân thu hoạch được khoảng 63.000 tấn, như vậy bình quân đạt trên 1,36 tấn/ha. Năng suất năm nay tuy có giảm nhưng không đáng kể và bù lại tôm sú được giá cao nên đã giúp cho khoảng 80% số hộ nuôi có lãi. Đây là vụ tôm sú có mức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Nguyên nhân tôm sú tăng giá là do ngay đầu vụ nuôi vào khoảng thời gian từ 11 – 25/7/2010 đã xuất hiện đợt thời tiết nắng nóng bất thường, độ mặn tăng cao đã làm nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh trong khu vực thiệt hại nên dẫn đến nguồn cung thiếu. Trong khi đó, sản lượng tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh sản lượng thu hoạch không tập trung nhiều thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Còn giới kinh doanh các mặt hàng tôm sú, cua biển cho biết: Tôm sú tăng giá mạnh là do sản lượng tôm nguyên liệu năm nay giảm nhưng đầu ra thì rất rộng, một số NM chế biến thủy sản đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu tôm dạng nguyên con, mặt khác một số NM thu mua tôm nguyên liệu dự trữ để chế biến sau khi vụ thu hoạch tôm kết thúc. Mặt khác tôm sú, cua biển đang được các thương lái chuyển theo đường tiểu ngạch bán qua biên giới.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm