| Hotline: 0983.970.780

Tôm thẻ chân trắng được giá

Thứ Hai 22/02/2010 , 10:07 (GMT+7)

Giá tôm thẻ chân trắng liên tục tăng cao đã lên mức 60.000-70.000 đồng/kg. Mức giá này có thể kéo dài cho đến khi vụ thu hoạch tôm sú bắt đầu vào tháng 4 năm nay.

Giá tôm thẻ chân trắng liên tục tăng cao đã lên mức 60.000-70.000 đồng/kg. Mức giá này có thể kéo dài cho đến khi vụ thu hoạch tôm sú bắt đầu vào tháng 4 năm nay.

Theo ông Nguyễn Khắc Lân, Chi cục trưởng Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận, giá tôm thẻ chân trắng thời gian qua luôn giữ ở mức trên 60.000 đồng/kg, mức cao nhất trong vòng 2-3 năm trở lại đây.

Nguyên nhân chính là do các nhà máy chế biến tôm sú đang thiếu tôm nguyên liệu nên cần thu mua tôm thẻ chân trắng để chế biến và xuất khẩu, chủ yếu là những đơn đặt hàng mới từ các nước châu Mỹ, một thị trường vốn ưa thích các sản phẩm chế biến từ tôm thẻ chân trắng. “Tại thời điểm tháng 2/2010, giá tôm thẻ chân trắng tại Ninh Thuận, Bình Thuận từ 50.000 đồng lên 60.000 - 70.000 đồng/kg. Với giá bán như vậy, mỗi ki-lô tôm người dân có lãi từ 15.000 - 20.000 đồng, trung bình mỗi ha người nuôi tôm lãi từ 125 - 150 triệu đồng”, ông Lân nói.

Tôm thẻ chân trắng bắt đầu nuôi ở VN từ năm 2000 với vài chục ha, sau đó phát triển mạnh tại các tỉnh miền Trung như Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng ra cả nước.

Trước tình hình diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng lên quá nhanh trong một thời gian ngắn, Bộ Thủy sản (cũ) đã khuyến cáo người dân không nên phát triển rộng diện tích tôm thẻ chân trắng với lý do người nuôi chỉ chạy theo phong trào, là loài tôm nhập nội nên kinh nghiệm của người nuôi không có, phần khác do nhiều DN chế biến thủy sản xuất khẩu chưa quan tâm đến mặt hàng này.

Tuy nhiên, việc các nhà máy chế biến tôm sú rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu triền miên khiến nhiều DN chế biến bắt đầu chuyển sang tôm thẻ chân trắng để giải quyết “bài toán nguyên liệu” và tìm cách mở rộng thị trường mới ngoài thị trường truyền thống Nhật Bản hay châu Âu lâu nay.

Hiện cả nước có hơn 300 DN tham gia xuất khẩu tôm, trong đó 120 DN có giá trị xuất khẩu tôm hơn 1 triệu USD. Năm qua, VN đã xuất khẩu tôm vào 82 thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canada, Anh và Bỉ. Và tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu.

Chính vì vậy, 2 năm nay nhiều hộ nuôi tôm sú bị lỗ nên đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và thắng to. Sở dĩ như vậy là do thời gian nuôi thẻ chân trăng ngắn khoảng 3 tháng là thu hoạch với năng suất đạt gần 15 tấn/ha, giá bán cũng ngày một được giá. Còn nuôi tôm sú trong khoảng 2-3 năm trở lại đây thì tỷ lệ rủi ro lại cao do tôm chết hàng loạt vì bệnh đốm trắng.

Theo Hiệp hội nuôi tôm Thế giới, các mặt hàng chế biến từ tôm thẻ chân trắng chiếm 2/3 tiêu thụ tôm toàn cầu. Tập trung chủ yếu vào những thị trường cần mua tôm giá rẻ và tôm thẻ chân trắng trở thành lựa chọn số 1 đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi.

Hiện tại, VN ngoài lợi thế về tôm sú thì vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển tôm thẻ chân trắng, trong đó, tôm chân trắng cỡ nhỏ là một trong những lợi thế mà chúng ta chưa khai thác hết. Theo tính toán của các chuyên gia thủy sản, giá thành nuôi 1 kg tôm thẻ chân trắng nguyên liệu chỉ gần 30.000 đồng, trong khi nuôi 1 kg tôm sú tốn hơn gấp đôi, 65.000 - 75.000 đồng. Giá đầu tư thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới là điều kiện để tôm thẻ chân trắng “lên ngôi”.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thì dự báo XK mặt hàng tôm thẻ chân trắng trong năm 2010 sẽ tăng sản lượng gấp 3 lần so năm 2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu cũng tăng gấp đôi với giá trị từ 500 - 600 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.