| Hotline: 0983.970.780

Tóm thêm 2 DN có tôm tạp chất

Thứ Sáu 30/07/2010 , 11:24 (GMT+7)

*Đã nắm được kẻ có tóc Việc Bộ NN-PTNT thành lập đội đặc nhiệm chống tôm tạp chất có quyền kiểm tra bất thường các đơn vị kinh doanh, chế biến thủy sản XK nhằm lôi ra ánh sáng những DN cố tình "sống chung" với tệ nạn này đã bắt đầu có hiệu quả. Và không ít DN “có tóc” đã bị túm.

Kiểm tra tôm tạp chất
4 tỉnh có sản lượng tôm lớn ở ĐBSCL hiện nay là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Và 4 tỉnh này luôn là điểm nóng bơm chích tạp chất. Chỉ hơn 1 tháng ra tay quyết liệt (từ cuối tháng 6) các cơ quan chức năng đã bắt giữ hàng chục vụ tôm có chứa tạp chất với số lượng lên đến hàng trăm tấn. Điều đáng nói là trong số này có cả những DN được coi là đại gia trong làng tôm ở ĐBSCL và là đơn vị đã từng cam kết, lớn tiếng tuyên chiến “nói không với tôm tạp chất”. Đến nay, ít nhất 19 DN bị bắt tại trận đang tiếp tay cho hành vi gian lận này.

Ông Tôn Mạnh Tiến, Chi cục phó QLTT tỉnh Cà Mau cho biết: “Không ít lần chúng tôi đi bắt tôm tạp chất bị các chủ vựa tôm chửi thẳng" Các ông cứ đè mấy cái vựa tôm cỏn con của dân mà bắt chứ có dám đụng đến mấy ông lớn đâu. Sao không giỏi đến mấy Cty thu mua tôm tạp chất mà bắt”.

Danh sách đen đã được Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) tung lên mạng và "bêu" trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, Cà Mau chiếm ngôi quán quân với 9 DN, Bạc Liêu 8, và Sóc Trăng 2. Có khá nhiều đại gia tên tuổi đã bị điểm. Và mới đây nhất, vào ngày 26/7, TT Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng V phối hợp với cơ quan chức năng Cà Mau đã phát hiện tại XN Đông lạnh Cà Mau 5, thuộc Cty CP CBTS&XNK Cà Mau (CAMIMEX) 870kg tôm đã chế biến bán thành phẩm có chứa tạp chất Agar (rau câu). Tiếp đến là ngày 28/7 lại bắt quả tang trong khuôn viên của Cty CP CBTS&XNK Hòa Trung (Cà Mau) 325kg tôm sú bị bơm Agar.
Lý giải về việc "bỗng dưng" có tên trong danh sách đen, một lãnh đạo của Cty CP CBTS&XNK Hòa Trung chống chế: “Quy định tôm nằm trong khuôn viên NM mà có tạp chất thì DN phải chịu là oan cho chúng tôi. Vì có ngày chúng tôi mua cả trăm tấn tôm, thu mua đến đâu thì bộ phận kỹ thuật kiểm tra đến đó. Chưa kiểm tra thì làm sao biết được tôm nào bẩn, tôm nào sạch. Trong khi, NM có cả cầu cảng, bến xe, ghe tàu, xe cộ ra vào liên tục làm sao kiểm tra xuể”.
Nhưng sự chống chế này không thuyết phục. Quy luật có cầu ắt sẽ có cung. Mà thời gian qua, cuộc chiến chống tôm tạp chất chủ yếu đánh vào nguồn cung, tức là người bơm chích tạp chất. Và cũng chỉ bắt được những vụ nhỏ lẻ như những người đi thu mua hoặc những cơ sở sơ tư nhân nên không ăn thua. Bởi việc bơm chích tạp chất vào tôm là siêu lợi nhuận. Cứ 1kg tôm sú sau khi bơm “no” tạp chất có thể tăng lên 1,25kg và số đầu con từ 30 con/kg giảm xuống còn khoảng 24- 25 con/kg. Những kẻ gian lận sẽ thu được lợi nhuận kép, vừa lời tiền từ số kg tăng thêm lại vừa lời số đầu con (cứ giảm mỗi đầu con/kg giá sẽ tăng thêm 2.000- 3.000 đồng).
Tôm bơm chích tạp chất tràn ngập thị trường
Ông Nguyễn Thông Nhận, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau cho rằng: “Bắt những người bơm chích nhỏ lẻ thì chẳng khác nào nắm đầu kẻ không có tóc, nhắc nhở rồi cũng xong. Chỉ có cách nắm đầu những DN tiếp tay cho tệ nạn này thì mới mong dẹp được. Vì họ là Cty nên sợ mất uy tín và dễ có chế tài xử phạt”. Theo ông Nhận, nếu DN nào cũng đồng tình không thu mua tôm tạp chất thì những kẻ làm ăn gian dối sẽ hết đường sống. Chứ cứ theo kiểu anh không mua thì tôi mang chỗ khác, có ế đâu thì làm sao chống được.
Như vậy, có thể thấy cái gốc của vấn đề là ở các Cty trực tiếp chế biến, XK thủy hải sản. Nếu tất cả đều không mua thì không ai dám bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu. Vì nếu bơm vào mà không có chỗ bán thì chỉ còn nước đổ tôm đi. Lần sau tởn đến già, cho tiền cũng không dám bơm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm