| Hotline: 0983.970.780

Tôm tiếp tục chết hàng loạt

Thứ Tư 18/04/2012 , 10:02 (GMT+7)

Trong 4 tháng đầu năm 2012, tình hình tôm nuôi bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL ngày càng diễn ra theo chiều hướng phức tạp.

* Vẫn loay hoay tìm nguyên nhân

Trong 4 tháng đầu năm 2012, tình hình tôm nuôi bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL ngày càng diễn ra theo chiều hướng phức tạp. Tôm chết là do dịch bệnh hay do ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đang còn là câu hỏi đặt ra chờ ngành chức năng trả lời.

>> Tôm chết do dư lượng thuốc BVTV?
>> Tôm, hễ thả là chết!
>> Tôm chết lan nhanh
>> Tôm chết do giống

Chưa rõ nguyên nhân

Tìm về những vùng nuôi tôm tập trung ở các tỉnh ven biển ĐBSCL như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân đang lo sốt vó trước tình trạng tôm chết hàng loạt. Ông Trần Văn Giang, ở xã Đông Hòa, An Minh, Kiên Giang có 5 ha tôm nuôi bị thiệt hại than thở: “Gia đình tui thả nuôi tôm theo mô hình tôm lúa. Mặc dù đầu vụ tui đã đầu tư cải tạo vuông nuôi thật kỹ, chọn mua con giống của các cơ sở có uy tín để thả nuôi nhưng khi tôm được hơn một tháng tuổi thì đâm đầu vào bờ và chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi khác quanh xóm cũng bị thiệt hại tương tự”.

Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, tình hình dịch bệnh thời gian qua đang có dấu hiệu lây lan ra diện rộng, cả ở tôm nuôi quảng canh và nuôi công nghiệp. Tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã có gần 2.000/80.000 ha thả nuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh. Trong đó, riêng tại huyện An Minh đã có 1.800 ha tôm nuôi bị thiệt hại, với mức độ từ 20-100%.

Tôm chết chủ yếu là do biến động môi trường, bệnh đốm trắng, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu. Đặc biệt, có hiện tượng tôm thả nuôi khoảng một tháng tuổi ở các ao nuôi công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện Kiên Lương, Giang Thành bị thiệt hại có dấu hiệu bất thường về gan tụy. “Trong 10 mẫu tôm bị dịch bệnh gây hại mà Chi cục lấy gửi Viện Nghiên cứu NTTS II và Cơ quan Thú y vùng VII để xét nghiệm, kết quả cho thấy có một mẫu nhiễm bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, các mẫu còn lại chưa xác định được tác nhân gây bệnh. Hiện cơ quan chức năng và các cơ sở nuôi đang tiếp tục theo dõi, tìm nguyên nhân gây hiện tượng tôm chết hàng loạt”, ông Đức cho biết.


Hàng loạt đầm tôm công nghiệp ở Cà Mau bị bỏ hoang do tôm chết hàng loạt

Tại Cà Mau, tình hình tôm chết cũng đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, tính đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 555ha (cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng) bị chết. Trong đó tập trung nhiều ở các huyện như Đầm Dơi (với 234 ha tôm chết), Phú Tân (215 ha), Cái Nước (67 ha) và TP Cà Mau (38 ha). Tình hình tôm nuôi bị chết đã khiến cho những nông dân ở các vùng trọng điểm nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau rất hoang mang. Ông Bùi Văn Diễn, ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước ngao ngán cho biết, bước vào đầu vụ nuôi năm nay tui đầu tư hơn chục triệu vào khâu xử lý ao đầm rất kỹ, thế nhưng tôm nuôi thả bao nhiêu chết bấy nhiêu. Chỉ tính từ đầu năm đến nay gia đình tui đã bị thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Ông Diễn và nhiều nông dân ở địa phương này cho biết, khoảng 25 ngày đầu khi thả tôm giống vào nuôi, tôm phát triển bình thường. Nhưng từ đó trở về sau tôm nuôi có dấu hiệu bỏ ăn, rụng râu và lủi đầu vào bờ chết trắng.

Môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm

Ông Nguyễn Phong Vân, Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường (Sở TN-MT Kiên Giang) cho biết, kết quả quan trắc nước mặt ở những khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung của tỉnh (huyện Kiên Lương, Vĩnh Thuận) thời gian qua cho thấy các chỉ tiêu như độ pH, oxy hòa tan đều thấp hơn mức giới hạn của quy chuẩn cho phép. Trong khi đó, các chỉ tiêu bất lợi lại vượt quy chuẩn.

Cụ thể như chỉ tiêu sắt tổng vượt cao nhất lên đến 22,05 lần, Amoni vượt 6,06 lần, TSS vượt 2,65 lần, COD vượt 14,56 lần… Điều đó chứng tỏ chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh đã bị ô nhiễm nặng. “Nếu ô nhiễm kéo dài và không có biện pháp xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các loài thủy sinh và có nguy cơ ô nhiễm rộng ra các vùng khác”, ông Vân cho biết.


Dịch bệnh khiến tôm nuôi khoảng một tháng tuổi chết hàng loạt
 

Ông Nguyễn Văn Khởi - Phó Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Sóc Trăng: Trong tháng 2/2012, toàn tỉnh mới thả giống có 1.200ha tôm thẻ chân trắng nhưng đã bị thiệt hại đến trên 500ha. Riêng tôm sú vụ nghịch thả vào tháng 1 và 2/2012 hơn 3.000ha cũng bị thiệt hại hơn 30%.

Theo ông Trương Minh Út, Chi cục phó Chi cục Thú y Cà Mau, tôm nuôi bị chết hàng loạt trong thời gian qua chủ yếu là do thời tiết có nhiều diễn biến bất thường. Nắng nóng kèm theo mưa to trái mùa là những tác nhân làm ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình phát triển của con tôm, khiến tôm nuôi mắc các bệnh như: đốm trắng, gan tụy, bệnh đầu vàng và một loại bệnh chưa xác định được tác nhân gây hại.  

Tại tỉnh Bạc Liêu, diện tích tôm chết cũng đang tăng vọt. Thống kê mới đây của ngành nông nghiệp tỉnh này cho biết, hiện đã có trên 1.270 ha tôm nuôi bị chết, ước tính thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.

Phần lớn diện tích tôm sú nuôi theo mô hình công nghiệp bị thiệt hại 100%, tập trung nhiều nhất trên địa bàn các huyện Hòa Bình, Giá Rai và TP Bạc Liêu. Tôm chết khiến hàng ngàn hộ dân gặp nhiều khó khăn, do phải bỏ ra số vốn khá lớn để cải tạo đất, ao đầm, xử lý muôi trường, mua con giống thả nuôi…

Qua đánh giá bước đầu, nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt là do nguồn tôm giống (sú post) kém chất lượng, môi trường nước bị ô nhiễm nặng, hệ thống thủy lợi không đảm bảo, thời tiết diễn biến bất thường…Đặc biệt thời gian gần đây nhiều hộ nuôi trên địa bàn tỉnh còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác gây chết tôm trên diện rộng.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm