| Hotline: 0983.970.780

"Tổng tấn công" chuột

Thứ Sáu 23/11/2012 , 11:13 (GMT+7)

Năm nay, trên địa bàn Bình Định vắng mưa lũ, lũ chuột mặc sức sinh sôi. Để ngăn chặn tình trạng trên, các địa phương đang dồn tổng lực diệt chuột.

Năm nay, trên địa bàn Bình Định vắng mưa lũ, lũ chuột mặc sức sinh sôi nảy nở, tăng đàn. Những cánh đồng lúa ĐX 2012 - 2013 sắp xuống giống sẽ là “đại tiệc” của chuột. Để ngăn chặn tình trạng trên, các địa phương đang dồn tổng lực diệt chuột.

Chuột hại nghiêm trọng

Hàng năm, tổng diện tích cây trồng ở Bình Định khoảng gần 209.000 ha, trong đó 120.000 lúa, 10.000 ha ngô, 12.000 ha sắn, gần 17.000 ha cây công nghiệp ngắn ngày và gần 37.000 ha cây công nghiệp dài ngày. Trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi cây trồng, mùa vụ nên chuột gây hại ngày càng nghiêm trọng.

Nếu như năm 2011 chỉ có 203 ha lúa bị chuột cắn phá thì sang năm 2012 đã tăng đến gần 868 ha. Chuột phát sinh gây hại toàn bộ các vụ mùa trong năm, nhưng nặng nhất là vụ ĐX, bắt đầu từ giữa tháng 12 năm này đến đầu tháng 2 năm sau trên trà lúa đứng cái, làm đòng. Những cánh đồng bị chuột gây hại nhẹ cũng bị thiệt hại đến 10%, nơi bị nặng mất 20 - 30% năng suất. Ngoài việc gây hại cây lúa, lũ chuột còn “chén” cả mía, ngô, đậu đỗ các loại với mức độ thiệt hại từ 5 - 30%.


Nông dân Bình Định ra quân diệt chuột

Theo ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bình Định, nguyên nhân do ít xảy ra mưa lũ lớn, các vùng SX lúa và cây trồng cạn có địa hình bán sơn địa, nhiều gò đồi và bờ cao, bụi rậm ven vùng SX tạo điều kiện cho lũ chuột trú ẩn khi có mưa lũ và sau khi thu hoạch.

Thêm vào đó, phong trào diệt chuột chỉ mới có nông dân tham gia, chưa được phát động sâu rộng trong toàn xã hội và do còn canh tác nhiều vụ/năm, thời vụ gieo trồng không đồng loạt, không tập trung nên lũ chuột liên tục có nguồn lương thực để “chè chén”.

Ông Phát nói: “Nhiều địa phương còn chủ quan trong công tác diệt chuột, nhất là trong vụ ĐX. Việc diệt chuột còn mang tính tự phát, không đồng bộ và liên tục và chỉ thực hiện một số biện pháp đơn lẻ khi cây trồng đã bị chuột gây hại nên hiệu quả không cao”.

Ra sức ngăn chặn

Rút kinh nghiệm, năm nay Bình Định chủ động ra quân diệt chuột trước khi xuống giống vụ ĐX. Theo nhận định, các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn và Tây Sơn sẽ bị chuột gây hại nặng, bởi có nhiều gò đồi, sông suối... là nơi cư trú lý tưởng của chuột.

“Do năm nay không có mưa lụt, dự báo tình hình chuột gây hại sẽ nghiêm trọng nên ngay từ tháng 10/2012 UBND tỉnh đã chỉ đạo cho ngành nông nghiệp và các địa phương dồn tổng lực mở nhiều đợt tấn công chuột với các biện pháp tổng hợp”, ông Phát cho biết.

Từ ngày 10/10/2012 đến nay, nhờ phát động phong trào toàn dân, kể cả lực lượng học sinh tham gia đào bắt chuột nên các địa phương đã thu mua được 100.000 đuôi chuột. Riêng huyện Hoài Ân thu mua 50.000 đuôi với giá 1.000 đ/đuôi, đặc biệt là xã Ân Đức đã thu mua được 40.000 đuôi với số tiền 40 triệu đồng.

Ngoài huy động nhân dân phát quang cây bụi ven làng và các khu vực SX, dọn sạch bờ mương, triệt phá hang ổ của lũ chuột, suốt mấy tháng qua nông dân tỉnh này còn thường xuyên tổ chức diệt chuột bằng các biện pháp thủ công như đào bắt, đánh bẩy, đổ nước vào hang, dùng chó mèo săn đuổi hoặc dùng đất đổ bít hang chuột.

Ở những vùng đồi cao, nông dân đặt bã chuột bằng các loại thuốc: Klerat 0,05%, Storm 0,005% và Musal 0,005 WB trộn với lúa mầm hoặc cám thực phẩm đặt ở bờ ruộng, gần hang hoặc gần lối đi của chuột.

Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo biện pháp diệt chuột bằng thuốc Biorat với diện tích 2.500 ha tại những vùng có nguy cơ bị chuột phá nặng, nhất là ở cánh đồng mẫu lớn. Kinh phí mua thuốc Biorat (70.000 đ/kg) sẽ được tỉnh hỗ trợ 50%, còn lại được trích từ ngân sách huyện, xã. Hai địa phương thường xuyên bị chuột gây hại nặng là Hoài Ân và Hoài Nhơn đăng ký mua thêm thuốc Biorat để diệt chuột trên diện tích 1.000 ha/huyện. Các huyện, xã, HTXNN còn trích kinh phí thu mua đuôi chuột để khuyến khích người dân tham gia diệt chuột.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm