| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Áp dụng hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm từ 2021

Thứ Hai 29/07/2019 , 20:07 (GMT+7)

UBND TP HCM vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW trên địa bàn TP.

Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức (khu vực công), áp dụng hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành do Chính phủ quy định, gồm: 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ TP đến cấp xã và 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; không thực hiện mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay mà thay vào đó là áp dụng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới; áp dụng các chế độ phụ cấp theo quy định, trong đó bãi bỏ một số phụ cấp; thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp, triển khai quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến ba bên (đại diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động và nhà nước) ở cấp địa phương để đánh giá và đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng hàng năm, bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...); tăng cường vai trò, hoạt động của cơ chế ba bên (đại diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động và nhà nước) trong hướng dẫn, hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, xác định tiền lương phù hợp với công việc và mức trả công trên thị trường lao động.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.