| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Bắt buộc cán bộ công chức đi xe buýt?

Thứ Tư 03/09/2008 , 09:05 (GMT+7)

Đây có thể là cuộc vận động mang tính cưỡng bức, bắt buộc.

“Với tình hình giao thông đô thị tại TP.HCM như hiện nay, xe buýt đi đúng giờ là một bài toán rất khó giải quyết. Rất mong người dân chia sẻ”- ông Dương Hồng Thanh phát biểu.

Xe buýt tại TP.HCM vẫn còn nhiều hạn chế trong mắt người dân

Xung quanh thực trạng đường sá tắc nghẽn vào giờ cao điểm do TP.HCM đang triển khai các công trình xây dựng hạ tầng đô thị, các “lô cốt” mọc nhan nhản khắp nơi, làm cho xe buýt vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong mắt người dân, ông Thanh nói: “Đó là bài toán đau đầu nhất của chúng tôi. Chúng tôi đã phải điều chỉnh hàng loạt lộ trình xe buýt vì liên quan đến rào chắn xây dựng những công trình giao thông trọng điểm của thành phố; điều chỉnh hàng loạt biểu đồ giờ của xe buýt. Trước đây xe buýt chạy 40 phút nhưng nay phải điều chỉnh lộ trình nên xe buýt có thể chạy mất 50-60 phút”.
 

Ông Thanh thừa nhận ngành xe buýt vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Chất lượng dịch vụ còn nhiều vấn đề khắc phục như thái độ phân biệt của tiếp viên với hành khách sử dụng vé tháng, vé lượt; xe buýt dừng đỗ không đúng trạm; khách chưa kịp lên xuống, chưa đóng cửa thì xe buýt đã chạy gây ra tai nạn giao thông; thái độ của nhân viên điều hành cả trên xe buýt lẫn ngoài xe buýt chưa tạo được sự thân thiện với mọi người dân...  

Có chế tài buộc công chức đi xe buýt?
 
- Vận động người dân, cán bộ công chức sử dụng xe buýt đi lại có cải thiện được tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM không thưa ông?  

- Hiện nay, hệ thống xe buýt tại thành phố vận chuyển 900.000 lượt người. Nếu vận chuyển được thêm 1 triệu lượt người đi xe buýt nữa thì theo tính toán, sẽ tiết kiệm được 15km2 dành cho giao thông. Đối với TP.HCM, có được 15km2 đường là điều rất quan trọng, giảm đi nạn ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông và tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân.   

Với tình trạng mặt đường bị thu hẹp do các công trình hạ tầng đang thi công như thế này, liệu xe buýt có thể chạy đúng giờ, đảm bảo cho công chức đi làm hằng ngày hay không?

- Đối với công chức, cuộc vận động này có được coi là bắt buộc và đưa vào chỉ tiêu đánh giá thi đua?  

- Đối với công chức, Chủ tịch UBND thành phố, hệ thống chính trị vận động thông qua tổ chức Đảng, đoàn thể nên đây có thể là cuộc vận động mang tính cưỡng bức, bắt buộc. Riêng đối với Sở GTVT TP.HCM, chúng tôi quy định rất rõ ràng. Tất cả các cán bộ, công nhân viên chức của ngành giao thông phải đi xe buýt 2 ngày/tuần (ngày thứ tư cố định và một ngày do các đơn vị tự quy định).

Thông qua hình thức thi đua khen thưởng, công đoàn sẽ chấm điểm cho các đơn vị, cá nhân tham gia.

Việc này được thực hiện từ cấp lãnh đạo cao nhất của sở chứ không chỉ riêng cán bộ, nhân viên, chuyên viên. Kèm vào đó có những hình thức bốc thăm trúng thưởng khi đi xe buýt hoặc vận động để mọi người tự giác thực hiện. Chúng tôi cũng mong rằng, các cơ quan, ban ngành khác hưởng ứng cuộc vận động của thành phố.

- Nếu là bắt buộc thì khi công chức không thực hiện sẽ bị chế tài theo quy định nào? 

- Thực ra về mặt luật công chức thì không có vấn đề này. Tuy nhiên, tùy theo mỗi một cơ quan đều có những quy định riêng. Ví dụ như Sở GTVT TP.HCM gắn chặt với danh hiệu thi đua cuối năm, khen thưởng của từng bộ phận tập thể hoặc cá nhân, công chức. Đó cũng là một biện pháp chế tài. 

Sẽ quyết liệt để xe buýt "thân thiện" hơn với dân

- Vậy cán bộ, công nhân viên chức hưởng ứng cuộc vận động đi xe buýt có được miễn phí vé không? 

- Hiện nay chế độ miễn phí cho cán bộ, công chức chưa được đặt ra. Ngành xe buýt chỉ miễn giảm thông qua các loại giá vé. Chẳng hạn người khuyết tật thì được miễn hoàn toàn; đối với loại vé tháng thì giá vé giảm 50% so với vé lượt; vé tập giảm 75% giá vé lượt.

- Nhiều công chức có nhà ở tản mát hoặc nhà ở những khu vực chưa có tuyến xe buýt đi qua, việc trung chuyển từ nhà đến các trạm xe buýt khá xa. Làm thế nào tạo điều kiện để cho những đối tượng này đi xe buýt thuận lợi hơn? Có phương tiện nào để trung chuyển họ hay không?

- Theo tính toán của chúng tôi, mạng lưới tuyến xe buýt được phủ kín tương đối. Ở các nước khác người dân sẵn sàng đi 500m-1km để đến trạm xe buýt. Thế nhưng, theo khảo sát của chúng tôi, tại TP.HCM, 66% người dân muốn trạm xe buýt cách nhà khoảng 100-200m.

Hiện nay, các trạm xe buýt tại TP.HCM cách nhau từ 400-500m. Tuy vậy, có nơi trạm xe buýt được đặt khá xa, đặc biệt là ở trong các con hẻm vì không thể nào đặt trạm ở những nơi này.

Theo tôi, người dân nên hình thành thói quen đi bộ như thị dân ở các thành phố lớn. Chúng tôi đang chấn chỉnh để xem khu vực nào chưa có tuyến xe buýt thì chắc chắn phải bố trí. Nếu đường nhỏ hẹp, chúng tôi sẽ đưa các loại xe buýt từ 12-14 chỗ thu gom hành khách ra các trạm chính.

- Một số sở ngành tại TP.HCM áp dụng thí điểm vận động cán bộ công nhân viên chức đi xe buýt. Thực tế vào những ngày phải đi xe buýt theo quy định của cơ quan, số lượng xe gắn máy trong bãi giữ xe cơ quan đó giảm hẳn đi nhưng lượng xe gắn máy ở các bãi giữ xe xung quanh thì đông nghẹt. Làm thế nào để cuộc vận động này đi vào thực chất hơn là mang tính đối phó?

Theo đó, chúng tôi phải đảm bảo tiền trợ giá đến tay chủ xe nhanh, đủ, kịp thời.

- Câu chuyện này có thật! Ngay ở Sở GTVT thời gian trước đây cũng có vấn đề đó. Tôi cho rằng, trước hết phụ thuộc vào tính tự giác của mỗi cán bộ công chức vì nếu không tự giác thì có rất nhiều cách để đối phó.

Riêng tại Sở GTVT chúng tôi đã triển khai quy định đến các phòng, ban, các cơ quan chuyên môn để mỗi cán bộ công chức hiểu rằng việc làm của mình không những góp phần cho hoạt động vận tải của ngành mà còn góp phần giảm ách tắc giao thông đô thị. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, không thường xuyên giáo dục thì rất dễ xảy ra bệnh hình thức.

Ông Dương Hồng Thanh: "Xe buýt đi đúng giờ là một bài toán rất khó giải quyết. Rất mong người dân chia sẻ"

- Xe buýt vẫn có một số mặt tiêu cực như dừng đỗ không đúng trạm, chạy ẩu, thái độ của tiếp viên, tài xế còn kém... Sở GTVT sẽ chấn chỉnh những mặt hạn chế đó như thế nào?


- Qua cơ quan thông tấn báo chí và khảo sát tìm hiểu, chúng tôi đã biết được vấn đề này. Chúng tôi có đề ra những giải pháp cụ thể. Trước hết là giải pháp từ các cơ quan quản lý nhà nước.
 
TP.HCM có đặc trưng là có đến 29 HTX xe buýt, chỉ có 1 doanh nghiệp nhà nước, 1 công ty liên doanh và 1 công ty TNHH. Về bản chất, ở các HTX, xã viên chính là chủ sở hữu xe. Do vậy, về mặt vốn liếng, tiền bạc họ không có nhiều như các công ty. Ngay cả tiền lương, tiền đổ dầu hàng ngày họ cũng phải có từ “tiền tươi” thu được từ việc bán vé xe buýt. Tiếp đến, phải đảm bảo điểm dừng cho các xe buýt lưu đậu; phải đảm bảo mạng lưới tuyến xe buýt phủ khắp thành phố, thuận tiện cho hành khách.
 
Ngoài ra, phải cung cấp thông tin về việc đi lại bằng xe buýt cho hành khách bất cứ lúc nào. Cuối cùng là bảo đảm có hệ thống vé rẻ, đa dạng để người dân có thể dễ dàng tiếp cận sử dụng.

Ngược lại, chúng tôi cũng đòi hỏi trách nhiệm của các giám đốc doanh nghiệp, các chủ xe. Khi cơ quan nhà nước đáp ứng đủ điều kiện hoạt động tốt cho họ rồi thì họ phải đảm bảo chất lượng phục vụ nói chung và những tiêu chí của ngành (vấn đề an toàn, tốc độ, thái độ đối xử, vệ sinh sạch sẽ, văn minh xe buýt...).

Chúng tôi đang xây dựng cam kết giữa các chủ doanh nghiệp với lãnh đạo sở; cam kết giữa chủ xe, lái phụ xe, nhân viên trên xe với chủ doanh nghiệp về thực hiện chất lượng lao động. Song song đó, chúng tôi liên tục kiểm tra, chế tài để buộc doanh nghiệp, chủ xe thực hiện. Không có lý gì cơ quan quản lý nhà nước cung cấp mọi điều kiện nhưng dịch vụ phục vụ của xe buýt lại không tốt.

Trong tháng 9 này, chúng tôi sẽ làm quyết liệt để xe buýt trở nên thân thiện với mỗi người dân.

Tất nhiên trong tổng số 2 vạn chuyến xe buýt mỗi ngày, không tránh khỏi những “con sâu làm rầu nồi canh”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm