| Hotline: 0983.970.780

TP HCM bất ngờ lùi bước trước Vedan

Thứ Tư 21/07/2010 , 09:43 (GMT+7)

Hôm qua 20/7, tại TPHCM đã diễn ra cuộc họp nhằm chốt lại việc nông dân TP có kiện hay không kiện Vedan ra toà. Cuộc họp kết thúc nhưng vụ việc vẫn chưa ngã ngũ, thậm chí TP còn hạ mức bồi thường cho Vedan...

* Hạ giá đền bù từ 45,7 tỷ còn hơn 32 tỷ!

Cuộc họp kiện hay không kiện Vedan chưa ngã ngũ nhưng số tiền đòi bồi thường cho nông dân đã giảm từ hơn 45,7 tỷ còn hơn 32 tỷ

Hôm qua 20/7, tại TPHCM đã diễn ra cuộc họp giữa Hội Nông dân TPHCM, UBND huyện Cần Giờ và một số Sở ngành liên quan với TGĐ, luật sư và cán bộ khoa học của Cty TNHH Vedan VN (gọi tắt Vedan) nhằm chốt lại việc nông dân TP có kiện hay không kiện Vedan ra toà. Cuộc họp kết thúc nhưng vụ việc vẫn chưa ngã ngũ, thậm chí TP còn hạ mức bồi thường cho Vedan từ 45,7 tỷ còn hơn 32,1 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, đại diện Vedan VN cho rằng nếu cả hai dắt nhau ra toà thì sẽ mất nhiều thời gian và công sức của cả hai bên. Do đó cách tốt nhất để giải quyết là thay vì Vedan đề nghị hỗ trợ chỉ 7 tỷ đồng sẽ xin nâng lên 12 tỷ đồng. Việc nâng mức hỗ trợ này theo ông Yang Kun Hsiang - TGĐ Vedan là số liệu khoa học của Vedan đã thu thập tuy có sự chênh lệch lớn với số liệu của cơ quan Việt Nam đã đưa ra. Chẳng hạn, về mật độ cá trên sông Thị Vải ở khu vực Cần Giờ để tính mức độ thiệt hại, Vedan cho rằng đến nay sông Thị Vải vẫn chưa có một tài liệu khoa học nào tính được mật độ cá. Do đó, Cty Vedan sẽ dựa vào sản lượng thủy sản ở sông Hồng (miền Bắc) và sông Mê Kông rồi nhân gấp 3 lần để tính ra mật độ tôm cá ở sông Thị Vải là...14,7 tấn/km2.

Không đồng tình luận chứng này, ông Đoàn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ nói thẳng thừng, theo cách tính với mức 14,7 tấn thuỷ sản/km2 có nghĩa là trung bình mỗi tháng một nông dân Cần Giờ chỉ đánh bắt được có 2kg thuỷ sản là hết sức phi lý. Trong khi đó, tính toán của huyện Cần Giờ ở sông Thị Vải có không dưới 77,7 tấn thuỷ sản/km2. Tuy nhiên, ông Sơn cho biết, đại diện chính quyền đã thống nhất yêu cầu Vedan bồi thường cho nông dân Cần Giờ hơn 32 tỷ đồng và đây là con số cuối cùng, không thể cò kè được nữa. Trong khi đó, Viện TN-MT (Đại học Quốc gia TPHCM) đưa ra những số liệu tính toán để TPHCM yêu cầu Vedan phải bồi thường hơn 45,7 tỷ đồng. Còn nếu kiện, hơn 830 hộ nông dân TP đòi Vedan VN bồi thường tới hơn 107 tỷ đồng.

Giải thích về việc đột ngột giảm giá nói trên, ông Sơn cho biết thống kê ban đầu của nông dân TPHCM, tổng thiệt hại do Vedan VN gây ra là hơn 500 tỷ đồng, khi tính toán lại còn 300 tỷ, sau đó là 107 tỷ đồng. Tuy nhiên, để khách quan, địa phương căn cứ vào kết quả tính toán khoa học của Viện MT-TN là hơn 45,7 tỷ đồng. Việc giảm còn hơn 32 tỷ đồng là con số rất nhỏ so với thiệt hại mà người dân của địa phương này phải gánh chịu.

Tuy TPHCM đã tỏ ra...nhường bước nếu không muốn nói là nhượng bộ quá nhiều trước Vedan- một động thái có thể nói là dư luận rất thất vọng, thế nhưng người đứng đầu Vedan vẫn không đồng tình với nhận định trên của ông Sơn. TGĐ Vedan VN cho rằng "bất ngờ với những con số mà UBND huyện Cần Giờ đưa ra" và đề nghị cho Vedan thêm thời gian để suy nghĩ lại. Được biết, cuộc họp lần này nhằm “gút” lại viiệc kiện hay không kiện Vedan ra toà. Thế nhưng kết thúc cuộc họp vụ việc vẫn chưa ngã ngũ. HND TPHCM cũng như các cơ quan chức năng đã đồng ý cho Vedan thêm thời gian và sẽ tổ chức tiếp cuộc họp vào thứ 5 ngày 22/7 tới đây đồng nghĩa với thời hạn để khởi kiện Vedan ra toà đã ngắn lại.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm