| Hotline: 0983.970.780

TP HCM đi đầu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh

Thứ Sáu 21/02/2014 , 10:53 (GMT+7)

Đến thời điểm này, TPHCM là địa phương duy nhất trên cả nước xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm...

Đến thời điểm này, TPHCM là địa phương duy nhất trên cả nước xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và đặc biệt thành công trong việc xây dựng trên 100 xã, phường an toàn bệnh dại.

Theo ông Mai Văn Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Thú y, trong năm 2013, TPHCM đã được công nhận vùng an toàn bệnh lao và bệnh sẩy thai truyền nhiễm trên đàn bò sữa tại 4 quận, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12. Như vậy, đây là địa phương đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay đã xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh đối với một loại bệnh nguy hiểm trên vật nuôi. Trong năm 2014, TP sẽ tập trung tái công nhận mở rộng vùng an toàn dịch bệnh trên trâu bò, mở rộng đối tượng trâu bò ta.


Một cơ sở chăn nuôi heo ở TPHCM

Cũng trong năm qua, UBND huyện Củ Chi đã triển khai kế hoạch xây dựng các xã An Phú, Phú Mỹ Hưng và Phạm Văn Cội an toàn đối với bệnh LMLM và bệnh dịch tả heo giai đoạn 2013-2015.

Về công tác xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (CSCN ATDB), ông Phan Xuân Thả, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM, cho biết, trong năm 2013, trên địa bàn TP đã có 17 CSCN đăng ký ATDB. Trong đó, có 14 cơ sở được Chi cục Thú y TP đưa vào kế hoạch xây dựng cơ sở chăn nuôi ATDB, gồm 5 CSCN heo, 5 CSCN bò sữa và 4 CSCN gia cầm (đều tại huyện Củ Chi).

Cũng trong năm qua, trên địa bàn TPHCM, Cục Thú y đã thẩm định tái công nhận 29 CSCN ATDB (2 CSCN bò sữa, 21 CSCN heo, 1 CSCN bồ câu, 1 CSCN dê và 4 CSCN gia cầm), đồng thời công nhận 14 CSCN ATDB (2 CSCN gà, 2 CSCN bồ câu, 5 CSCN bò sữa và 5 CSCN heo).

Như vậy, tính đến nay, trên địa bàn TPHCM đã xây dựng và duy trì hoạt động 74 CSCN ATDB, gồm 47 CSCN heo, 15 CSCN bò sữa, 8 CSCN gia cầm, 4 CSCN cá cảnh. Tương ứng với tổng đàn chăn nuôi 89.625 con heo, 3.556 bò sữa, 254.183 con gà, 14.458 bồ câu… Đặc biệt trong đó đã có 8 CSCN được cấp chứng nhận VietGAHP, định kỳ hàng tháng có thể cung ứng ra thị trường 4.000 con heo thịt.

Đặc biệt, trong bối cảnh bệnh dại đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thì những thành công của TPHCM trong xây dựng xã, phường an toàn bệnh dại, rất đáng được ghi nhận. Công tác xây dựng xã an toàn bệnh dại ở xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) có thể coi là một điển hình về việc này.

Ông Mai Ngươn Khánh, PCT UBND xã Tân Nhựt chia sẻ, sau khi UBND huyện chọn Tân Nhựt làm thí điểm xây dựng cơ sở an toàn bệnh dại chó, mèo, UBND xã này đã thường xuyên kết hợp với Trạm Thú y huyện tuyên truyền về phòng chống bệnh dại cho người và động vật. Công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức như tập huấn về đặc điểm bệnh dại và biện pháp phòng chống qua những sự việc thật, hình ảnh sinh động để người dân dễ hiểu; cung cấp tài liệu bướm tuyên truyền trực tiếp tới tận hộ dân, thực hiện xe tuyên truyền lưu động; đưa công tác tuyên truyền phòng chống bệnh dại vào các buổi họp, sinh hoạt nhân dân ấp định kỳ…

Đồng thời UBND xã Tân Nhựt đã tiến hành triển khai đăng ký nuôi chó, mèo gắn với công tác điều tra, khảo sát tình hình nuôi chó mèo. Kết quả 100% số hộ nuôi chó, mèo đã thực hiện đăng ký và được cấp phát sổ quản lý nuôi chó, mèo. Toàn bộ số chó, mèo trên địa bàn xã đều đã được tiêm phòng bệnh dại.

Công tác xây dựng hệ thống giám sát, thông tin về bệnh dại và theo dõi số người bị súc vật cắn phải tiêm phòng, cũng được UBND xã Tân Nhựt coi là công tác quan trọng và phân công Ban nhân dân ấp, tổ nhân dân theo dõi tình hình bệnh dại trong cộng đồng dân cư và trên chó, mèo theo địa bàn phụ trách.

Để phòng tránh nguy cơ bệnh dại có thể đến từ vùng giáp ranh với xã Tân Bửu (huyện Bến Lức, Long An), UBND xã Tân Nhựt đã phối hợp với Trạm Thú y huyện Bình chánh chủ động làm việc với Trạm Thú y huyện Bến Lức (Long An) về xây dựng vùng đệm an toàn bệnh dại tại xã Tân Bửu… Nhờ những giải pháp thiết thực và sáng tạo như trên, trong mấy năm qua, xã Tân Nhựt không có trường hợp người hay chó, mèo bị bệnh dại. Cối năm 2013, xã Tân Nhựt đã được Cục Thú y c6ng nhận là xã an toàn bệnh dại.

Cũng với những cách làm sáng tạo và quyết liệt, chỉ riêng trong năm ngoái, toàn TPHCM đã có 58 xã, phường được Cục Thú y thẩm định, công nhận mới và tái công nhận xã, phường đạt điều kiện xây dựng an toàn bệnh dại. Tính ra, đến nay, TPHCM đã có 102 phường, xã tại 24 quận, huyện đã được công nhận là an toàn bệnh dại.

Ông Mai Văn Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Thú y khẳng định, TPHCM đã rất thành công trong việc xây dựng những xã, phường an toàn với bệnh dại, trong khi chưa có tỉnh, TP nào khác làm được.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.