| Hotline: 0983.970.780

TP HCM: Lập đội phản ứng nhanh đón lõng heo bệnh

Thứ Hai 26/07/2010 , 09:40 (GMT+7)

TPHCM đang phải căng mình ngăn chặn nguồn heo dính bệnh tai xanh đang ngày đêm tìm cách đổ vào...

* "Lái heo" lợi dụng ép giá

Heo lậu, bệnh ngụy trang chở bằng xe khách bị bắt giữ tại các cửa ngõ ra vào TPHCM

TPHCM đang phải căng mình ngăn chặn nguồn heo dính bệnh tai xanh đang ngày đêm tìm cách đổ vào. Đặc biệt, TPHCM chưa chính thức phát dịch nhưng hiện tượng “lái heo” ép giá người chăn nuôi đã diễn ra gay gắt. NNVN đã trao đổi với ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Thú y TPHCM.

Tiền Giang, Long An, Bình Dương- các cửa ngõ ra vào TPHCM đang có hiện tượng bán tháo heo bệnh?

Dịch heo “tai xanh” diễn biến khá phức tạp, sắp tới khả năng phát tán dịch bệnh sẽ còn rộng hơn. Hiện ở Sóc Trăng có 6 huyện, Tiền Giang 6 huyện, Bình Dương, Long An đều có dịch và không loại trừ virus “tai xanh” đã hiện diện khắp nơi. Riêng lượng heo từ các tỉnh vào TPHCM, số liệu thống kê cho thấy trong tuần qua, lượng heo tăng đột biến từ 7.500 con/ngày lên khoảng 8.500 con/ngày, trong đó nguồn từ Đồng Nai tăng 6%, Long An tăng 5%. Đáng ngại nhất là qua kiểm tra 345 mẫu bệnh phẩm đã phát hiện tới 80 mẫu có lưu hành virus heo “tai xanh”.

Điều đó có nghĩa virus heo “tai xanh” đang chờ "nhập khẩu" vào thành phố. Vậy Chi cục đã có biện pháp cứng rắn nào với tình thế này?

Với ¼ mẫu kiểm tra có lưu hành virus heo “tai xanh” thì chỉ cần TPHCM có chút lơ là tức khắc dịch sẽ nổ ra lây lan khắp nơi. Vì thế, chúng tôi đã hình thành ngay đội cơ động phản ứng nhanh, chia thành nhiều tổ, nhóm trang bị xe chuyên dụng, hóa chất, thuốc khử trùng, phối hợp với các trinh sát đón lõng tại các cửa ngõ ra vào thành phố và liên tiếp bắt được nhiều vụ vận chuyển heo lậu, bệnh đã qua giết mổ trên các chuyến xe khách được ngụy trang rất kỹ.

Các đội này hoạt động như thế nào?

Các đội phản ứng nhanh và trạm thú y tại các cửa ngõ như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận 12 được yêu cầu như sau: Tất cả các nguồn heo nhập về từ các tỉnh có dịch đều bắt buộc phải có đánh dấu kiểm dịch và có giấy chứng nhận âm tính với heo “tai xanh”, đồng thời lô hàng sẽ bị lấy mẫu xét nghiệm để đối chứng. Ngoài ra, các nguồn heo về từ Long An, Tiền Giang sẽ phải đưa về tập kết tại cửa ngõ quận Bình Tân chứ không được đi sâu vào nội thành hoặc gần các chuồng trại chăn nuôi, giết mổ khác. Riêng các lô hàng lớn, trước khi đưa về thành phố thì Chi cục các tỉnh bạn phải báo về Chi cục thành phố.

Còn các hộ và trang trại chăn nuôi trong thành phố, thú y đã có phương án gì để bảo vệ họ?

TPHCM có lượng heo khá lớn với trên 368.000 con, vì thế chúng tôi cho rằng, giải pháp căn cơ nhất vẫn là tuyên truyền cho người chăn nuôi nâng cao được ý thức chủ động phòng dịch. Tôi được biết đã có trang trại chăn nuôi thực hiện biện pháp “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, ngay cả công nhân cũng được yêu cầu ăn ngủ nghỉ ngay tại nơi làm việc một thời gian để đảm bảo an toàn cho trang trại.

Lượng heo giết mổ tại TPHCM lên đến hàng nghìn con mỗi ngày, nhưng mấy ngày qua đã xuất hiện tình trạng heo rớt giá tới 50% khiến người chăn nuôi tại đây vô cùng bất an, lo lắng?

Đúng là đã có tình trạng này, tiêu biểu là trong hai ngày 21 – 22/7 mới đây, chỉ trong một phiên tại hai chợ đầu mối Tân Xuân và Bình Điền đã diễn ra hiện tượng ép giá: đầu phiên chợ giá thịt heo 43.000 đ/kg nhưng đến cuối phiên giá rớt xuống rất thấp chỉ còn 20.000 – 22.000 đ/kg. Có hiện tượng này là do các thương lái lợi dụng sự hoang mang, lo lắng của người chăn nuôi để ép giá trục lợi.

Vì thế, qua Báo NNVN chúng tôi muốn kêu gọi bà con chăn nuôi không nên bán tháo đàn heo gây thiệt hại cho mình và làm lợi bất chính cho các thương lái. Tôi tin chỉ trong vòng 1 tháng ngành chăn nuôi TPHCM sẽ qua được khó khăn này.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm