| Hotline: 0983.970.780

TP HCM thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời

Thứ Hai 03/06/2019 , 13:55 (GMT+7)

UBND TP HCM vừa thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bệnh dịch tả heo (lợn) Châu Phi và kiểm soát dịch bệnh động vật trên địa bàn.

Kiểm soát động vật vận chuyển vào TP HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời gồm: Chốt kiểm dịch động vật cầu Kỳ Hà 1 đặt tại khu vực Trạm cân cầu Kỳ Hà 1 gần Trạm thu phí cầu Phú Mỹ (Trạm cân của Đội 5 - Thanh tra Giao thông công chánh thuộc Sở Giao thông vận tải) và chốt kiểm dịch động vật Phước Thạnh đặt tại khu vực trước nhà số 1057 Quốc lộ 22, ấp Mây Trắng, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi.

Hai chốt kiểm dịch này có nhiệm vụ tạm dừng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật để kiểm tra hồ sơ, giấy tờ có liên quan; kiểm tra tình trạng vệ sinh thú y; thực hiện khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; chấp hành nghiêm quy trình, trình tự kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và các sản phẩm từ động vật trên các phương tiện tham gia giao thông; xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; về phòng chống dịch bệnh động vật và về vệ sinh thú y.

Thời gian hoạt động của các chốt kiểm dịch là 24/24 giờ (kể cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ và ngày nghỉ). Các chốt kiểm dịch sẽ dừng hoạt động khi tình hình dịch bệnh động vật ổn định, không còn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất