| Hotline: 0983.970.780

TP HCM và Hà Nội tiếp tục nghiên cứu đổi giờ làm

Thứ Tư 06/03/2013 , 08:50 (GMT+7)

Chính phủ vừa yêu cầu 2 đô thị lớn nhất nước tiếp tục nghiên cứu thực hiện việc đổi giờ học, giờ làm, kinh doanh để giảm ùn tắc giao thông nhưng không gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đi lại của người dân.

Chính phủ vừa yêu cầu 2 đô thị lớn nhất nước tiếp tục nghiên cứu thực hiện việc đổi giờ học, giờ làm, kinh doanh để giảm ùn tắc giao thông nhưng không gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đi lại của người dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành chương trình hành động nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và giảm ùn tắc trong năm 2013. Theo đó, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu từng bộ ngành và địa phương phải nghiêm túc thực hiện để phấn đấu hàng năm giảm từ 5 - 10% tai nạn giao thông.

UBND TP HCM và Hà Nội được yêu cầu phối hợp với Bộ Công an đánh giá tác động của việc điều chỉnh giờ học, làm việc, kinh doanh trên địa bàn trong thời gian qua. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thay đổi giờ làm việc, học tập, kinh doanh, hạn chế lưu lượng phương tiện trong giờ cao điểm nhưng không gây xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đi lại của người dân.


TP HCM đã thực hiện lệch ca lệch giờ từ hơn chục năm qua nhưng hiệu quả không cao

Trước đó, việc thực hiện đổi giờ học, giờ làm đã được TP HCM thực hiện từ năm 2001 với các cấp học lệch nhau 15 - 30 phút, nhưng sau nhiều năm, hiệu quả đạt được từ giải pháp này không cao và hiện thành phố vẫn đang loay hoay nghiên cứu.

Còn tại TP Hà Nội, tháng 2/2012, 10 quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì bắt đầu đổi giờ học, giờ làm. Các trường ĐH, CĐ, TCCN, dạy nghề, THPT bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Các trường mầm non, tiểu học, THCS học từ 8h và kết thúc vào 17h (phải bố trí người tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30). Tuy nhiên, sau một tuần đổi giờ, Hà Nội đã phải có công văn khẩn đổi lại giờ tan học của bậc THPT thành 18h.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban an toàn giao thông TP HCM nhìn nhận, thành phố đã thực hiện việc lệch ca (chủ yếu đối với công nhân) nhưng các KCN, KCX lại tập trung ở ngoại thành nên không giải quyết được nạn kẹt xe ở nội thành. Còn việc thực hiện lệch giờ làm đối với cán bộ công chức viên chức, thành phố đang giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, lấy ý kiến vì việc này ảnh hưởng rất nhiều đến người dân.

Chính phủ cũng giao Bộ Giao thông Vận tải xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân ở các đô thị lớn, tăng cường công tác đăng kiểm phương tiện giao thông, giám sát việc lắp thiết bị giám sát hành trình cho ôtô của các doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải, sử dụng dữ liệu thông tin của thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực đối với lực lượng làm nhiệm vụ trật tự an toàn giao thông và Bộ Tài chính được giao nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi quy định về lệ phí trước bạ đối với các trường hợp sang tên, di chuyển phương tiện đã đăng ký phù hợp với tình hình thực tế khi sang tên, di chuyển để chủ phương tiện thực hiện nghiêm túc việc sang tên, đổi chủ phương tiện.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất