| Hotline: 0983.970.780

TP Vĩnh Yên tinh giản biên chế: Bước chân như nhảy lửa

Thứ Tư 11/10/2017 , 09:40 (GMT+7)

Điểm khó nhất trong cuộc chạy đua “Ai hoàn thành tốt nhiệm vụ" không ở quá trình phấn đấu mà lại nằm ở giai đoạn bình xét “đối mặt” với đồng chí, đồng nghiệp của mình...

Kể từ khi TP Vĩnh Yên xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, thì hầu hết cán bộ khối Đảng, khối chính quyền và cả viên chức ở các đơn vị sự nghiệp đều bị đặt trước một cuộc đua: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

16-37-58_img_20171009_163414

Bởi chỉ có như vậy mới không bị lọt vào quân số tinh giản 10% theo chỉ tiêu đặt ra…
 

Tinh giản, sáp nhập, giảm đầu mối

Vào cuộc với kế hoạch sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, Ban Thường vụ Thành ủy Vĩnh Yên đưa ra lộ trình hàng năm mỗi cơ quan, đơn vị phải tinh giản từ 1,5 – 2% tổng biên chế để đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% tổng biên chế được giao năm 2015.

Cụ thể đến lúc đó, ở thành phố Vĩnh Yên số lượng cán bộ khối Đảng, đoàn thể thành phố giảm 6 biên chế, khối quản lý NN và sự nghiệp giảm 15 biên chế, khối giáo dục giảm 87 biên chế. Còn ở các xã, phường sẽ giảm khoảng 20 biên chế (mỗi xã giảm 2-3 biên chế), cán bộ không chuyên trách cũng sẽ phải giảm 681 người.

Cùng với việc giảm chỉ tiêu biên chế, các vị trí việc làm cũng sẽ giảm dần đi và gia tăng cán bộ kiêm nhiệm cùng lúc nhiều nhiệm vụ: Trưởng Ban Tổ chức cấp ủy sẽ kiêm Trưởng phòng Nội vụ; Chủ nhiệm UBKT cấp ủy kiêm Chánh Thanh tra Nhà nước; Trưởng Ban Dân vận cấp ủy kiêm Chủ tịch MTTQ TP đồng thời tiến tới hợp nhất các phòng, ban.

Ngoài ra, để giảm bớt các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp, TP sẽ tiến hành giải thể Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và chuyển về trực thuộc Phòng Y tế; giải thể Trạm khuyến nông – khuyến ngư chuyển chức năng nhiệm vụ về phòng Kinh tế; sáp nhập Trung tâm văn hóa, thông tin với Đài truyền thanh – truyền hình thành Trung tâm văn hóa, thông tin thể thao; Hợp nhất Ban Bồi thường GPMB với Ban QLDA đầu tư xây dựng thành 1 đơn vị; chuyển đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc UBND TP về trực thuộc phòng Quản lý đô thị; hợp nhất Ban QL chợ Bảo Sơn và Ban QL chợ Vĩnh Yên thành Ban QL chợ thuộc UBND TP. Chuyển nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu của trạm y tế xã, phường về Trung tâm Y tế TP đảm nhiệm. Phân công viên chức trạm y tế kiêm nhiệm nhiệm vụ y tế thôn, làng, tổ dân phố, từng bước giảm số lượng nhân viên y tế.

Nhận thức việc tinh giản cán bộ với số lượng lớn là vô cùng khó nên khi tổ chức tuyên truyền quán triệt Đề án, Thường vụ Thành ủy Vĩnh Yên khẳng định cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải coi việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng từ nay đến năm 2020. Mục tiêu đặt ra là chắc chắn sẽ phải hoàn thành. Vậy nên, thời điểm này, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cán bộ xã, phường… như ngồi trên đống lửa.
 

Cạnh tranh để phát triển

Tất nhiên việc tinh giản phải gắn với sàng lọc loại bỏ cán bộ yếu năng lực, lựa chọn người có đức, có tài nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của TP. Hàng năm, các cơ quan trực thuộc TP sẽ có đợt bình xét, đánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức và đây cũng là một trong những cơ sở để Thành ủy Vĩnh Yên xem xét nắm bắt đối tượng cần tinh giản. Để tự bảo vệ mình, các cán bộ công chức, viên chức TP không còn lựa chọn nào khác ngoài việc làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, nỗ lực tự hoàn thiện mình, nỗ lực trở thành công chức gương mẫu trong mắt lãnh đạo cùng các bạn bè đồng nghiệp. Vô hình chung, kế hoạch thực hiện đề án 01 ở TP Vĩnh Yên đã trở thành động lực cạnh tranh để tập thể cán bộ công chức, viên chức cùng phấn đấu.

Nhưng, điểm khó nhất trong cuộc chạy đua “Ai hoàn thành tốt nhiệm vụ" không ở quá trình phấn đấu mà lại nằm ở giai đoạn bình xét “đối mặt” với đồng chí, đồng nghiệp của mình. Bởi không ai mong muốn một cuộc chia ly, cho dù cuộc chia ly đó là cần thiết. Điều này càng đặc biệt khó khi ở cương vị lãnh đạo Thành ủy, người luôn phải đứng giữa những mối quan hệ chằng chịt mà không làm sao có thể dung hòa? Từ nay đến năm 2021, riêng TP Vĩnh Yên giảm 108 biên chế, đồng nghĩa với 108 lần phải cân nhắc đắn đo trước khi quyết định. Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo cần luôn giữ được sự sáng suốt trong từng quyết định của mình bởi quyết định đó sẽ làm thay đổi số phận của một con người hay thậm chí là của cả một gia đình.

Giờ đây, mỗi hành động, mỗi bước đi Ban Thường vụ Thành ủy Vĩnh Yên đều mang theo sức nóng như lò lửa. Ngọn lửa ấy vận hành như thế nào, hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của người lãnh đạo làm công tác tổ chức.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm