| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: 'Chốt' ngày về đích dự án chống ngập 10.000 tỷ

Thứ Tư 13/03/2019 , 10:14 (GMT+7)

Trong chuyến thị sát dự án chống ngập 10.000 tỷ, Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu UBND thành phố và các sở ngành chung tay gỡ khó để dự án hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm cuối năm 2019.

17-30-14_3
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng lãnh đạo UBND và các sở ngành cùng nhà thầu thị sát công trình

Ngày 12/3, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng lãnh đạo UBND thành phố cùng các sở ngành đã có buổi thị sát kiểm tra dự án "Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng" do Tập đoàn Trung Nam làm chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 (Trung Nam BT 1547 là công ty con của Tập đoàn Trung Nam) cho biết, từ khi UBND TP.HCM đồng ý cho tái khởi động dự án, đơn vị đã triển khai thi công liên tục. Hiện, khối lượng xây dựng toàn dự án đạt hơn 72%.

Theo ông Tiến, cống Tân Thuận và Phú Định thi công khó khăn hơn các cống khác vì nền đất yếu. Vừa qua, thi công cống Phú Định gây ra vết nứt cho nhà dân 2 bên và nhà thầu đã đền bù, khắc phục cho người dân.

“Sau khi thành phố quyết định điều chỉnh ranh dự án, đã có 132 hộ dân và tổ chức không phải di dời”, ông Tiến nói và cam kết cuối năm 2019 sẽ cơ bản hoàn thành và đưa công trình vào vận hành thử nghiệm nếu các địa phương bàn giao mặt bằng đúng hạn 30/6.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đây là dự án quan trọng của TP.HCM vì liên quan đến 6,5 triệu dân. Theo ông Nhân, mặc dù công tác giải ngân gặp khó khăn, tạm ngưng một số hạng mục trong thời gian hơn 6 tháng nhưng phía chủ đầu tư vẫn triển khai thi công trước Tết. Bên cạnh đó, các quận, huyện vẫn đang thực hiện tốt công tác GBMB để bàn giao đúng hạn, giúp dự án về đích cuối năm nay.

17-30-14_2
Một hạng mục của dự án chống ngập 10.000 tỷ đang được thi công

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm