| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM đã tiêu hủy hơn 2.000 con lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 04/07/2019 , 17:43 (GMT+7)

Chiều 4/7, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, tính đến nay Dịch tả heo (lợn) châu Phi đã xảy ra tại 15 hộ chăn nuôi thuộc 6 ấp, 6 phường xã của 5 quận huyện trên địa bàn thành phố với tổng số heo phải tiêu hủy là 2.177 con.

Được biết, ngày 3/7 tại 3 hộ chăn nuôi thuộc địa bàn phường Tân Tạo (quận Bình Tân), người dân phát hiện một số con lợn có triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả lợn châu Phi, nên đã báo cho cơ quan chức năng. 

Qua kết quả mẫu xét nghiệm số lợn trên dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM đã cùng các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 122 con lợn nghi nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tiêu hủy heo bệnh tại phường Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM).

“Người chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn sinh học để bảo vệ đàn heo của mình. Không bán tháo heo bệnh với giá rẻ khiến dịch bệnh lây lan. Hiện nay, nhiều thương lái ép giá thu mua heo hơi đến tuổi xuất chuồng còn 25.000 đồng/kg ngang bằng giá hỗ trợ của Chính phủ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ thịt heo, cũng như tình hình dịch bệnh trong thời gian tới”, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM nhấn mạnh.

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, để chủ động phòng, chống bệnh dịch bệnh xâm nhiễm và lây lan trên địa bàn thành phố, ngày 4/7, UBND TP đã có văn bản khẩn gửi các Sở, ban ngành và 24 quận huyện về việc tổ chức thực hiện tiêu hủy heo nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Theo đó, UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bàn, tiếp tục tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học tiêu độc, khử trùng. Ngoài ra, địa phương cần chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị đầy đủ, nhân lực để ứng phó khi xảy ra dịch và có các phương án tiêu hủy tại chỗ để kịp thời xử lý theo đúng quy định.

Mặt khác, kiểm tra giám sát các hố chôn heo bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi để đảm bảo môi trường, cũng như kiểm tra tại các khu vực mới xử lý lợn bệnh đối với môi trường đất, các nguồn nước và không khí xung quanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố.

Đặc biệt, đối với các quận huyện không thể chôn lập tại chỗ do không còn quỹ đất chôn lấp; nơi chôn lấp không đảm bảo điều kiện theo hướng dẫn chuyên ngành thú y hoặc bùng phát bệnh trên quy mô lớn, UBND TP yêu cầu UBND các quận huyện phối hợp với Sở NN-PTNT cùng làm việc với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị để xử lý tiêu hủy tập trung (chôn lấp hoặc thiêu đốt) tại nhà máy xử lý chất thải y tế (Khu xử lý chất thải Đông Thạnh) hoặc bãi chôn lấp số 3 (Khu liên hợp xử lý chất thải Phước Hiệp).

UBND TP.HCM giao Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị khẩn trương chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị và nhân công để tiếp nhận xử lý heo bệnh tại bãi chôn lấp số 3 và nhà máy xử lý chất thải y tế, bao gồm phương án trữ đông trong trường hợp không thể xử lý hết trong ngày.

Xem thêm
Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi Thư chúc mừng nhân Ngày Hợp tác xã Việt Nam

Ngày 10/4, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Hợp tác xã Việt Nam, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng tới hợp tác xã nông nghiệp và nông dân thành viên hợp tác xã. Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đoàn giám sát của Quốc hội kiểm tra các 'điểm đen' giao thông ở Đồng Nai

Ngày 10/4, Đoàn giám sát của Quốc hội đã đi khảo sát thực tế tình hình an toàn giao thông tại các ‘điểm nóng’ nút giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 

Cặp 'chồng điếc - vợ lòa' & chuyện tình 50 năm tại xóm chân cầu

Hà Nội Hơn 50 năm, cặp vợ chồng nghèo nương tựa vào nhau, lang bạt khắp các con ngõ của thủ đô rồi dạt về nơi gầm cầu Long Biên - điểm dừng chân cuối cùng.