| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sắp tái khởi động

Thứ Tư 27/02/2019 , 10:05 (GMT+7)

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng chấp thuận điều chỉnh thiết kế đoạn kè thuộc hạng mục cống Bà Bướm, phường Phú Thuận, quận 7, theo đề nghị của Sở NN-PTNT

15-36-09_cong_trinh_cong_ngn_trieu_kenh_muong_chuoi_tphcm
TP.HCM đang chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết những vướng mắc để chuẩn bị khởi động lại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Văn phòng UBND TP.HCM đã có công văn khẩn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến về việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với dự án chống ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 trị giá gần 10.000 tỷ đồng.

Theo đó, ông Tuyến yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, thống nhất điều chỉnh thiết kế cơ sở, ranh thu hồi đất của dự án theo đề xuất của Đoàn Kiểm tra đánh giá dự án tại Báo cáo số 693/2019.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng chấp thuận điều chỉnh thiết kế đoạn kè thuộc hạng mục cống Bà Bướm, phường Phú Thuận, quận 7, theo đề nghị của Sở NN-PTNT.

UBND TP.HCM cũng giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan và chủ đầu tư dự án khẩn trương rà soát, tham mưu, trình đề xuất UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh ranh dự án đối với các vị trí đã được chấp thuận và hạng mục cống Bà Bướm trước ngày 5/3.

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam cho biết, trước Tết Nguyên đán, công tác thi công đã quay trở lại trên một số công trường của dự án nhưng chỉ nhỏ lẻ.

Theo ông Tiến, hiện đơn vị thực hiện dự án đang tích cực huy động nhân sự, máy móc và giải quyết một số vấn đề liên quan để thi công rầm rộ trong tháng 3/2019.

“Chúng tôi đang cố gắng hoàn tất các khâu liên quan để bắt đầu thi công trở lại, đẩy nhanh tiến độ dự án. Dự án đặt mục tiêu hoàn thành trong năm 2019 nếu thành phố kịp bàn giao mặt bằng trong tháng 6 này”, ông Tiến nói.

Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam cho biết thêm, dự án tạm ngưng thi công thời gian dài đã gây ra nhiều thiệt hại. Riêng về mặt tài chính, nhà đầu tư đã thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng, còn ngân sách Nhà nước bị ảnh hưởng bởi lãi vay ngân hàng.

Theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 nhưng đã không về đích đúng hẹn vì địa phương chậm bàn giao mặt bằng. Dự án không thể hoàn thành theo đúng cam kết lẫn hợp đồng, do đó UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của Công ty TNHH Trung Nam về việc đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước gia hạn thời gian tái cấp vốn phù hợp với tiến độ triển khai.

Đây là một trong những dự án trọng yếu cho chương trình đột phá giảm ngập nước của TP. Dự án sẽ giúp kiến tạo sự đổi thay hạ tầng và nâng cao chất lượng sống cho gần 7 triệu người dân của khu vực 570 km2 thuộc bờ hữu sông Sài Gòn (quận 1, 4, 7, 8 và huyện Bình Chánh, Nhà Bè).

Dự án được khởi công từ tháng 6/2016 nhưng tạm ngưng thi công từ cuối tháng 4/2018 do vướng mắc liên quan đến việc sử dụng thép, việc tái cấp vốn cho đơn vị thực hiện. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m. Ngoài ra, dự án chống ngập do triều còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.

Dự án được xây dựng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), UBND TP.HCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất. Trường hợp giá trị quỹ đất nhỏ hơn giá trị dự án BT, TP.HCM được phép thanh toán bằng ngân sách đối với phần chênh lệch.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm