| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: 'Vướng' tiêu chí môi trường, an toàn thực phẩm

Thứ Hai 08/07/2019 , 08:50 (GMT+7)

Trong 6 tháng đầu năm 2019, nông thôn mới (NTM) TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực, mỗi xã đạt bình quân 17.2/19 tiêu chí (tăng 1,8 tiêu chí so với năm 2018), trong đó tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm còn vướng mắc.

13-01-16-don-kiem-tr-lien-ngnh-cu-thnh-pho-kiem-tr-ve-n-ton-thuc-phm142740429
Đoàn kiểm tra liên ngành TP.HCM kiểm tra giết mổ gia súc.

Ông Trần Ngọc Hổ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM cho biết, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm nhưng tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố (TP) vẫn tăng, GRDP 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 4.304 tỷ đồng (tăng 6,01% so với cùng kỳ năm 2018), giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp ước đạt 9.939,2 tỷ đồng (tăng 6,01% so với cùng kỳ).

“Với sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai và cùng tháo gỡ vướng mắc để đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tạo cơ hội thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, nông thôn phát triển toàn diện, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân các huyện ngoại thành”, ông Hổ nhấn mạnh.

Nhằm khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, 6 tháng đầu năm TP đã phê duyệt cho hơn 350/367 hộ được hỗ trợ lãi vay, với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng. Luỹ tiến từ 2011 đến tháng 6/2019 TP đã phê duyệt cho hơn 23.000 lượt hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, phong trào chung sức NTM đến nay đã huy động được 21.904 hộ dân hiến đất làm đường, với diện tích 267,5 ha ước kinh phí hơn 2.399 tỷ đồng. Mặt khác, TP đã đầu tư hơn 9.300 công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Về phát triển sản xuất theo hướng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, TP đã thành lập mới 13 hợp tác xã (HTX), trong đó có 108 HTX đang hoạt động nông nghiệp, với tổng số thành viên 2.267 hộ, lợi nhuận bình quân đạt 572 triệu đồng/HTX/năm.

Hiện thành phố có 4/19 xã đạt 19/19 tiêu chí (7,1%), 23 xã đạt 18/19 tiêu chí (41,1%), 25 xã đạt từ 17 tiêu chí trở lên (44,7%) và 4 xã đạt từ 14-15 tiêu chí (7,1%). Nếu tính theo tiêu chí đạt, có 10/19 tiêu chí đã đạt 100% xã gồm quy hoạch, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa. Còn lại 9/19 tiêu chí chưa đạt 100% số xã là nhà ở dân cư, quốc phòng và an ninh, tổ chức sản xuất, hộ nghèo, giao thông, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, trường học, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm.

Đối với cấp huyện giai đoạn 2016 – 2020, bình quân số tiêu chí đạt trên 1 huyện là 6,4 tiêu chí (tăng 1,8 tiêu chí so với cuối năm 2018). Cụ thể, Củ Chi đạt 5/9 tiêu chí; Hóc Môn đạt 8/9 tiêu chí; Bình Chánh đạt 8/9 tiêu chí; Nhà Bè đạt 6/9 tiêu chí; Cần Giờ đạt 5/9 tiêu chí.

Điểm cần tháo gỡ trong xây dựng NTM tại các xã, huyện trên địa bàn TP là vấn đề liên quan đến tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm. Hiện tiêu chí này là tiêu chí có số xã đạt ít nhất, chỉ 24/56 xã đạt. Trong đó, huyện Bình Chánh có 9/14 xã chưa đạt tiêu chí 17; đặc biệt huyện Nhà Bè và huyện Hóc Môn, không có xã nào đạt tiêu chí này.

Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh cho biết, trên địa bàn vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường tại các tuyến sông, kênh rạch, vẫn còn tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định. Trong 3 năm, thực hiện xử lý di dời 115 cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm nhưng phát sinh thêm 124 cơ sở khác. Huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối NTM, Sở TN-MT để cùng tháo gỡ khó khăn này.

Bà Nguyễn Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng, tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí khó thực hiện, nhiều nội dung cần sự phối hợp các sở, ngành.

“Sở TN-MT đã tổ chức các cuộc họp với các sở ngành, các quận huyện liên quan cũng như cung cấp danh sách chủ nguồn thải để cùng kiểm tra, giám sát. Đối với các tỉnh giáp ranh, Sở TN-MT đã làm việc với các tỉnh, có quy chế phối hợp liên tỉnh và ký quy chế phối hợp, tuy nhiên việc giải quyết các vấn đề về môi trường của các đơn vị này hiện cũng không phải dễ”, bà Mỹ cho biết.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương và Sở ngành cần đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ những vướng mắc, đặc biệt trong việc thực hiện tiêu chí về “Môi trường và an toàn thực phẩm” trong quá trình xây dựng NTM tại các địa phương. Phấn đấu đến quý I/2020 hoàn thành tiêu chí nông thôn mới tại 56/56 xã và 5/5 huyện.

“Xây dựng NTM là một tiến trình thực hiện theo hướng ngày một đi lên, phát triển liên tục, đạt tiêu chí không phải là kết quả cuối cùng mà chỉ là đánh giá mức độ đạt được trong từng giai đoạn cụ thể. Các tiêu chí xây dựng NTM sẽ càng ngày càng được nâng lên theo hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân”, ông Liêm nhấn mạnh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm