| Hotline: 0983.970.780

Trả lời bà Nguyễn Thị Thoa

Thứ Hai 27/12/2010 , 10:23 (GMT+7)

Mới đây báo NNVN đã nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thoa, tổ 10 - phường Thanh Nhàn (Q. Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội) về một số thông tin liên quan tới bà:

Hai trang đầu báo cáo của Sở TN-MT, Trung tâm Giống NLN Lào Cai gửi UBND tỉnh Lào Cai và các cơ quan chức năng

Báo NNVN số 248, ra ngày 14/12/2010 đăng bài "Trại Thực nghiệm Sa Pa bị lấn chiếm: Đâu là sự thật?". Mới đây báo NNVN đã nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thoa, tổ 10 - phường Thanh Nhàn (Q. Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội) về một số thông tin liên quan tới bà:

Có hiện tượng giả mạo giấy tờ sử dụng đất, phá hoại tài sản của Trại Thực nghiệm giống Sa Pa hàng trăm triệu đồng, lấn chiếm đất của Trại Thực nghiệm Sa Pa là 03 ha. Các nội dung trên có căn cứ pháp luật nào không? Báo NNVN vô trách nhiệm, bịa đặt, vu khống tôi một cách nghiêm trọng. Tôi chưa bao giờ gặp PV báo NNVN để phỏng vấn hay lấy chứng cứ về vụ báo đưa tin.

Theo qui định của Luật Báo chí, tôi - Thái Sinh, tác giả của bài báo đó trả lời bà Thoa như sau:

Trong quá trình thu thập tài liệu lấy thông tin viết bài, tôi thấy chưa cần phải gặp bà Thoa. Vì những giấy tờ của bà Thoa liên quan tới khu đất có diện tích 105.000m2 mà bà nhận chuyển nhượng từ vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyến - Nguyễn Thị Thoa đã được Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND thị trấn Sa Pa cung cấp.

Theo báo cáo số 173/BC-TNMT-TTr ngày 23/11/2010 của Sở Tài nguyên - Môi trường gửi UBND tỉnh Lào Cai xin trích nguyên văn: "Từ đầu tháng 10/2010 bà Nguyễn Thị Thoa, sinh năm 1960, trú tại tổ 10, Phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (mới chuyển về trú tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) đã đưa phương tiện cơ giới gồm 2 máy xúc, 2 ô tô tự đổ và máy khoan đá san gạt mặt bằng đổ đất đá lấn chiếm vào đất của Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp (NLN) Lào Cai với chiều sâu khoảng 10-120m và chiều dài khoảng 180m, khối lượng đất đá đổ vào đất của Trung tâm Giống NLN vào khoảng 6.000 m3 với diện tích lấn chiếm khoảng 3 ha".

Tại công văn số 181/TTG-TCHC, ngày 03/11/2010 của Trung tâm Giống NLN Lào Cai gửi UBND tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên - Môi trường, Công an tỉnh Lào Cai đã viết: "Tài sản bị thiệt hại là việc phá dỡ hàng rào thép gai và hàng cây sa mộc đến ngày 02/11/2010 dài khoảng 312m, trị giá khoảng 124.800.000 đồng…" Đó là những cơ sở "pháp luật" mà tôi đã thông tin trong bài viết.

Trong bài viết tôi không hề qui chụp cho bà Thoa "có hiện tượng giả mạo giấy tờ sử dụng đất". Với những nghi vấn nhà báo đã phát hiện trong những giấy tờ do Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND thị trấn Sa Pa cung cấp mà tôi đã nêu trong bài viết đã đặt câu hỏi với các cơ quan chức năng: "Những điều nghi vấn đó cần được cơ quan điều tra xác minh xem đây có phải là sự cắt dán trước khi photocopy rồi tiến hành công chứng?". Bà Thoa đã cố tình hiểu sai điều tôi viết, coi những điều nghi vấn của tôi là chụp mũ cho bà "có hiện tượng giả mạo giấy tờ" là không đúng với nội dung bài viết.

Bà Thoa hàm hồ nói báo NNVN: vô trách nhiệm - bịa đặt - vu khống tôi một cách nghiêm trọng". Chính điều này bà Thoa đã vu cáo báo NNVN một cách trắng trợn. Bởi tất cả những thông tin mà bà Thoa khiếu nại mà tác giả đã nêu trong bài viết đều có cơ sở rõ ràng, chứ không phải vô cớ đưa ra để làm hại bà Thoa.

Chính vì sự khách quan của người viết thể hiện ngay ở tiêu đề bài viết cũng như nội dung thông tin, nên tác giả đề nghị: "Các cơ quan chức năng điều tra làm rõ: Giá trị pháp lý giấy tờ của các bên liên quan, chữ ký, con dấu và ai đã tổ chức phá hoại tài sản (hàng rào) XHCN, huỷ hoại đất đai để xử lý trước pháp luật cũng như để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức và công dân về khu đất đang tranh chấp".

Một điều ngạc nhiên và không bình thường ở vụ tranh chấp đất đất đai này, kể từ ngày 02/4/2002 UBND tỉnh Lào Cai ký QĐ số 670/QĐ-CT giao 24,25ha đất nông nghiệp cho Trung tâm Giống NLN Lào Cai, UBND huyện Sa Pa, UBND thị trấn Sa Pa, Trung tâm Giống NLN Lào Cai tổ chức giải phóng mặt bằng, thống kê đền bù, tiến hành xây dựng hàng rào…Nếu diện tích đất đó là của bà Thoa bị UBND tỉnh Lào Cai "giao nhầm", thì tại sao gần 10 năm qua bà Thoa không khiếu nại hay kiện cáo gì? Ngoài ra, còn nhiều điều nghi vấn khác xung quanh những giấy tờ mà cơ quan có thẩm quyền đã cung cấp, tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm