| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Mất trắng 1.000 ha lúa ĐX do chủ quan

Thứ Năm 17/02/2011 , 09:47 (GMT+7)

Nhiều nông dân ở các xã Hàm Giang, Tân Hiệp, Đôn Xuân và Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú (Trà Vinh) hiện đang đối mặt với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây thiệt hại nặng cho khoảng 1.884 ha lúa đông xuân; trong đó, có khoảng 1.000 ha bị mất trắng không còn khả năng cứu chữa.

Nông dân Kim Ngọc Xuyên, xã Ngãi Xuyên bức xúc cho biết: Vụ lúa đông xuân 2010- 2011, ông xuống giống được 1,7 ha, lúa hiện đang trong giai đoạn mạ và phát triển rất tốt. Vào những ngày Tết Nguyên đán Tân Mão, lợi dụng con nước ròng ông lấy nước vào đồng ruộng; điều ông không thể ngờ là đã lấy nhầm nguồn nước mặn nên toàn bộ diện tích lúa của ông bị vàng lá, hiện không còn khả năng cứu chữa buộc phải phá bỏ…

Ông Huỳnh Văn Thảo, Phó phòng NN&PTNT huyện Trà Cú cho biết: Nguyên nhân Trà Cú bị nước mặn xâm nhập vào nội đồng làm chết lúa đã được các ngành chức năng kết luận là do cán bộ quản lý công trình ngăn mặn cống đập Cần Chông, tại xã Tân Hoà, huyện Tiểu Cần chủ quan, không kiểm tra độ mặn tại cửa cống trước khi mở cửa cống lấy nước vào phục vụ nuôi cá tra.

Trong khi đó, theo qui định: Khi độ mặn tại cửa cống dao động từ 1-2%o Ban quan lý cống đập Cần Chông chỉ mở 2 trong 8 cửa cống; đến khi nước ròng thì xả toàn bộ 8 cửa cống, đón nguồn nước ngọt từ sông Măng Thít về theo tuyến kênh Trà Ngoa - Tân An cung cấp cho đồng ruộng và đẩy nước mặn ra trở lại… Tuy vậy, thời điểm mở cửa cống lấy nước vào độ mặn tại cửa cống đập Cần Chông lên đến 7-8%o tăng khoảng hơn 4%o so cùng kỳ năm trước, vượt ngưỡng mặn giới hạn đã gây thiệt hại lúa đông xuân.

Cống đập ngăn mặn Cần Chông là một trong những công trình thuỷ lợi lớn ở tỉnh Trà Vinh, gồm 8 cửa cống điều tiết nước bằng bê tông cốt thép, mỗi cửa cống có khẩu độ 10 mét và 1 cầu giao thông bề mặt rộng 5 mét, có trọng tải 18 tấn. Tổng nguồn vốn đầu tư lên đến gần 69 tỷ đồng, từ khoản vay tín dụng của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) đầu tư cho Dự án thuỷ lợi Nam Măng Thít. Công trình này có nhiệm vụ ngăn mặn, tiếp ngọt cho khoảng gần 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tiểu Cần và một phần của huyện Trà Cú, Châu Thành và Càng Long. Tuy vậy, do còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý, vận hành… nên nước mặn vẫn tiếp tục lấn sâu vào nội đồng, gây thiệt hại nặng cho người dân ở vùng hưởng lợi.

Theo Trung tâm KTTV Trà Vinh dự báo, trong hai ngày 19 và 20/2/2011 sắp tới độ mặn tại Vàm Trà Vinh có khả năng lên đến 7,5-8,5%o, tại Vàm Cầu Quan từ 7-8%o… Nước mặn có khả năng tiếp tục lấn sâu vào nội đồng khoảng 30-40 km. Đây là vấn đề đáng quan tâm, Công ty TNHH quản lý và khai thác các công trình thủy lợi Trà Vinh cần phân công cán bộ trực ngày đêm, quản lý chặt việc vận hành các cống đập ngăn mặn đầu mối, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại cho nông dân. Riêng các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong việc ngăn mặn, tiếp ngọt bảo vệ diện tích lúa đông xuân và bố trí thời vụ sản xuất một cách thích hợp nhất là vụ lúa hè thu sắp đến.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm