| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh sản xuất lúa VietGAP

Thứ Năm 10/10/2013 , 10:27 (GMT+7)

Vụ ĐX 2012 - 2013 và vụ HT 2013, Trường ĐH Trà Vinh và Sở KH-CN đã triển khai mô hình SX lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nhằm giúp nông dân SX lúa giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, vụ ĐX 2012 - 2013 và vụ HT 2013, Trường ĐH Trà Vinh và Sở KH-CN đã triển khai mô hình SX lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP.

Mô hình SX hơn 100 ha với 118 hộ tham gia là thành viên của Tổ SX lúa ấp Ô Mịch, xã Châu Điền và Tổ SX lúa cựa gà xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè. Quy trình SX thực hiện một cách nghiêm ngặt, áp dụng nghiêm ngặt biện pháp né rầy. Nông dân tham gia được cán bộ Trường ĐH Trà Vinh trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tại đồng ruộng trong suốt vụ theo phương châm cầm tay chỉ việc.

Áp dụng phương pháp “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống xác nhận. Điều kiện phơi sấy, tạm trữ, bảo quản lúa sau thu hoạch tốt. Ghi chép sổ tay SX lúa theo VietGAP. Mật độ sạ 80 - 100 kg/ha. Cơ giới hóa khâu làm đất, 100% diện tích được cày ải, vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch vụ trước.

Gieo sạ theo phương pháp sạ hàng, áp dụng biện pháp gieo sạ đồng loạt theo dự báo né rầy của cơ quan chuyên môn, trên cơ sở theo dõi bẫy đèn kết hợp với sự chủ động về nguồn nước phục vụ SX. Không phun thuốc hóa học định kỳ. Dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành. Khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại.

Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích. 100% sản lượng lúa được phơi, sấy đạt yêu cầu. Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, hiệu quả, bón phân đạm theo bảng so màu. Có thể sử dụng các loại phân bón chuyên dùng, sử dụng phân bón trong danh mục được phép SXKD.

Từ triển khai đồng bộ các biện pháp trên, vụ HT 2013 nhiều hộ đã SX hiệu quả. Điển hình là hộ ông Thạch Ren ở ấp Ô Mịch SX 10 công lúa OM 6976 cho năng suất trên 7,5 tấn/ha, giá bán 4.650 đồng/kg thu về hơn 34,8 triệu đ/ha, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận trên 17,3 triệu đ/ha, cao hơn ruộng đối chứng 2,3 triệu đ/ha. Ông Thạch Ren nói: “Được Trường ĐH Trà Vinh hướng dẫn thực hiện mô hình lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP tôi thấy rất có lợi là giảm được phân, thuốc mà năng suất vẫn tăng cao".

Ngoài những lợi ích có thể nhìn thấy như giảm chi phí; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, mô hình còn giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường do hạn chế được việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV tràn lan.

SX theo mô hình này giảm chi phí hơn ngoài mô hình gần 1,9 triệu đ/ha. Do áp dụng quy trình sạ hàng, nên giảm được 40% lượng giống, với mật độ sạ thưa, nhu cầu dinh dưỡng về phân bón của lúa cũng giảm, dịch bệnh ít xuất hiện, chi phí sử dụng các loại thuốc BVTV giảm theo. Giá lúa bán cao hơn thị trường từ 200 - 500 đ/kg.

Từ kết quả đạt được, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho 2 tổ SX nêu trên. Ông Ngô Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè đánh giá: Mô hình SX lúa VietGAP được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, chi phí SX hợp lý, tăng lợi nhuận cho nông dân. Vì vậy trong thời gian tới cần nhân rộng.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.