| Hotline: 0983.970.780

Trại bồ câu 'khủng' vùng Bảy Núi

Thứ Tư 15/05/2019 , 13:10 (GMT+7)

Từ đam mê nuôi bồ câu, ông Lê Văn Nam ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang đã tìm tòi, học hỏi mở rộng trang trại mỗi năm lời hàng trăm triệu đồng.

Ông Nam bên trại nuôi bồ câu của mình

Trại bồ câu hơn 2.000 con bố mẹ được ông Nam bố trí lồng nuôi khá khoa học nên chỉ chiếm diện tích khoảng 300 m2. Sau khi rời quân ngũ, với kinh nghiệm nuôi bồ câu kiểng, ông Nam lên TP.HCM tìm mua giống về nuôi thương phẩm. Đợt đầu nuôi thành công đã tạo động lực để ông tiếp tục nhân đàn lên vài trăm cặp.

Thời gian qua, ai đến tham quan mô hình cũng thán phục cách tính toán của ông. Đặc biệt cách nuôi của ông Nam rất khác so với nhiều mô hình khác. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng ông Nam không SX giống để nhân đàn mà chủ yếu mua giống từ nơi khác về nuôi.

Ông lý giải việc nhân giống tại chỗ rất mất thời gian nên hiệu quả kinh tế không cao. Do đó ông thường gom bồ câu giống từ TP.HCM và các tỉnh miền Đông về nuôi. Đây là những con giống tương đối lớn nên mau đẻ, nhanh thu hồi vốn. Khi mua về, ông Nam thường tuyển chọn lại, bỏ vô lồng, đánh số, ghi cụ thể ngày tuổi để biết thời gian thải loại chim bố mẹ theo đúng chu kỳ nuôi được tính toán trước.

Nhờ tận dụng đất quanh nhà cùng cách nuôi hợp lý mà ông Nam đang có trại bồ câu lớn nhất vùng Bảy Núi. Để nuôi vừa 1 cặp bồ câu bố mẹ, ông Nam thiết kế lồng theo quy cách sàn rộng 0,6x0,6m, cao 0,6m. Các lồng được ông chất chồng lên để không chiếm diện tích trại.

Theo ông Nam, trong quá trình nuôi cần giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, thức ăn công nghiệp nên chọn loại tốt (thường là loại cho gà đẻ) sẽ đảm bảo dinh dưỡng, cũng không nên cho bồ câu ăn hoàn toàn bằng lúa.

Ông Nam đã tính ra công thức thức ăn của bồ câu hợp lý nhất là gạo lứt cộng với thức ăn cho gà loại tốt mỗi thứ 50% sẽ đảm bảo chim có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh và đẻ liên tục. Trong quá trình nuôi, đặc biệt chú ý không được để chuồng dơ vì dễ phát sinh mụn cóc trên bồ câu. Khi chim đẻ không nên lấy trứng ấp bằng máy. Hệ thống nước uống tự động phải được vệ sinh thường xuyên. Nuôi đúng quy trình chim rất ít bệnh.

Mỗi tháng ông Nam thu lời gần 50 triệu đồng từ nuôi bồ câu

Ông Nam cho biết, mỗi tháng xuất bán ra thị trường hơn 800 cặp bồ câu ra ràng, chủ yếu đưa về các tỉnh, thành ĐBSCL với giá 80.000 đồng/cặp. Chi phí thức ăn, chăm sóc chỉ tốn hơn 20.000 đồng/cặp/tháng nên khi bán một cặp lời 60.000 đồng. Nếu khách có nhu cầu mua bồ câu bố mẹ, ông dưỡng đến 6 tháng tuổi sẽ bán từ 250.000 – 300.000 đồng/cặp. Như vậy, mỗi tháng lời gần 50 triệu đồng. 

Theo ông Nam, thị trường bồ câu rất lớn, tiêu thụ mạnh ở các nhà hàng và quán ăn nên trang trại không đủ nguồn cung. Do đó, ông sẽ mở rộng trại lên 1.000 m2, nâng tổng đàn lên hơn 2.000 cặp bồ câu bố mẹ. Ngoài ra, ông còn chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật nuôi miễn phí cho nông dân.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm