| Hotline: 0983.970.780

Trại cá sấu nhất Đồng Tháp

Thứ Sáu 29/10/2010 , 10:03 (GMT+7)

Ông Hồ Văn Bé Hùng ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là một điển hình về nghề nuôi cá sấu với quy mô trang trại lớn nhất nhì cả nước.

Nhiều nông dân vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long đã thành công với mô hình nuôi động vật hoang dã mang lại nguồn lợi kinh tế thật đáng kể, trở thành tỷ phú. Ông Hồ Văn Bé Hùng ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là một điển hình về nghề nuôi cá sấu với quy mô trang trại lớn nhất nhì cả nước.

Ông Bé Hùng đã có hơn 12 năm trong nghề nuôi cá sấu, với tên miền giao dịch là: casaumyhiep.com.vn. Ông tâm sự: “Cá sấu là loài động vật hoang dã, rất hung dữ. Chi phí đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng nuôi ban đầu cao nhưng ít chiếm nhiều diện tích chuồng nuôi, cá sấu là loài ăn tạp nên khâu chăm sóc và theo dõi cũng rất dễ, cá ít bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp; nếu được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ... cá rất mau lớn”.

Ông Bé Hùng đã đầu tư hơn 60 tỷ đồng xây dựng 2 trang trại nuôi cá sấu trên tổng diện tích 21.000m2 đất, ở ấp 1 và ấp 4, xã Mỹ Hiệp. Nơi đây, đang nuôi hơn 1.000 con cá sấu bố mẹ và trên 12.000 cá sấu con và có nơi để gầy giống cá sấu con cung cấp cho những người có nhu cầu nuôi và có đội ngũ nhân công chế biến da cá sấu cung cấp cho những nhà máy, xí nghiệp sản xuất các mặt hàng phục vụ người tiêu dùng như: giày, dép, dây nịt, xách tay, va-li, cặp, ví...

Trung bình, con cá sấu giống khoảng 3 tấc thả nuôi được 12 tháng thì dài trên 1m là có thể xuất bán trên dưới 600.000đồng/con, người nuôi thu lãi hơn 250.000đồng. Mỗi năm, trang trại của ông Bé Hùng cung cấp hơn 12.000 con cá sấu giống cho các hộ nuôi và xuất khẩu hàng chục tấn da cá sấu thương phẩm sang các nước Ý, Nhật, Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc… thu hàng chục đến trăm tỷ đồng!

Hai chuồng trại nuôi cá sấu của ông Bé Hùng được thiết kế rất quy mô với hai lớp hàng rào chắc chắn. Một trang trại có diện tích 12.000m2 và một trang trại có diện tích 9.000m2. Mỗi trang trại được xây tường xi măng cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn. Bên trong chuồng, được thiết kế mặt bằng xi măng chính giữa và hai bên là ao nước để cá sấu lên bờ, xuống nước dễ dàng...

Nổi bật, ông dành riêng một khoảng sân trống trong trang trại để xây dựng các dãy hồ nhỏ liền nhau bằng bê tông, mỗi hồ có diện tích 1,5m2, chiều cao 1,2m. Trong hồ có xây một bồn nước khoảng 0,7m2 để nuôi riêng một con cá sấu trưởng thành. Ông Bé Hùng còn đầu tư trên 350 triệu đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thức ăn chủ yếu của cá sấu là: cá tạp, ốc bươu vàng, lươn, ếch, chuột... Trong thời gian nuôi, ông Bé Hùng thường xuyên theo dõi nguồn thức ăn thừa - thiếu của cá sấu và vệ sinh chuồng sạch sẽ, theo dõi phòng ngừa dịch bệnh rất chu đáo. Nhờ cần mẫn chăm sóc, đúng quy trình kỹ thuật, đàn cá sấu của ông Bé Hùng tăng trưởng rất nhanh và cho sinh sản đều.

Ông Bé Hùng cho biết: “Bình quân, cứ đầu tư khoảng 200.000 đồng thức ăn, sau 1 năm nuôi, từ con cá sấu giống 3 tấc sẽ cho ra 1 con cá sấu thương phẩm dài hơn 1m. Để tránh dơ nguồn nước trong ao và giúp cá sấu phát triển nhanh, tôi thường cho thay nước trong hồ mỗi tuần 2-3 lần và thỉnh thoảng phơi đáy ao dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh. Nhờ vậy, đàn cá sấu nuôi của tôi tăng trưởng nhanh, không bị bệnh và tỷ lệ hao hụt thấp. Cá sấu sinh sản đều và cho da đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu".

 Trang trại cá sấu của ông đã được Cơ quan quản lý động vật hoang dã cấp giấy chứng nhận Certificate nuôi và sinh sản cá sấu nước ngọt chất lượng. Được biết ông đang cho lai tạo cá sấu nước ngọt với loại cá sấu Hoa Cà nước mặn để nâng cao chất lượng đàn cá sấu nuôi.

Trang trại nuôi cá sấu của ông Hồ Văn Bé Hùng vừa có nguồn thu nhập cao vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương. Với đà phát triển thuận lợi, ông Bé Hùng hiện đang tiếp tục đầu tư mở rộng thêm một trang trại nuôi cá sấu quy mô khoảng 10 hecta.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm