| Hotline: 0983.970.780

Trái lệnh cấp trên

Thứ Hai 15/04/2013 , 10:24 (GMT+7)

Riêng với huyện Quốc Oai, tình trạng lấp ao hồ trong khu dân cư làm chỗ ở vẫn cứ diễn ra. Cụ thể như ở thị trấn Quốc Oai.

Với mục đích bảo vệ cảnh quan, môi trường, chống lấn chiếm đối với những ao, hồ đang có trong địa bàn Hà Nội, ngày 18/1/2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND.

Trong đó khoản 3, điều 14, chương IV của quyết định ghi rõ “Tận dụng các diện tích đất xen kẹt trong khu dân cư, các thửa đất khó sản xuất nông nghiệp, đất đồi, gò, không san lấp ao hồ hiện có trong khu dân cư để làm đất ở”.

Quyết định trên được các địa phương thực hiện nghiêm túc, và thực sự đã “cứu” được khá nhiều ao hồ trong các khu dân cư khỏi tình trạng bị san lấp, lấn chiếm làm đất ở. Nhưng riêng với huyện Quốc Oai, tình trạng lấp ao hồ trong khu dân cư làm chỗ ở vẫn cứ diễn ra. Cụ thể như ở thị trấn Quốc Oai.

Sau sự việc ao Nông Dân ở xóm Đình Việc, thôn Du Nghệ, thị trấn Quốc Oai, có diện tích trên 300 m2, bị san lấp, được UBND huyện Quốc Oai giao cho 6 hộ dân làm đất ở, bị nhân dân xóm Đình Việc phản đối quyết liệt, đề nghị UBND huyện dừng việc giao đất tại vị trí đó, chọn đất ở vị trí khác giao cho 6 hộ, do việc giao đất ở cho 6 hộ dân vào đó sẽ vô cùng chật chội, tầm nhìn bị che lấp, cản trở giao thông (NNVN số 228, ngày 14/11/2012 đã có bài phản ánh vụ việc này).


Người dân thị trấn Quốc Oai nhiều lần có đơn tố cáo UBND huyện san lấp ao hồ trong khu dân cư thị trấn

Bà con cũng đề nghị: Để diện tích ao Nông Dân đã bị san lấp lại làm chỗ sinh hoạt cộng đồng, làm chỗ vui chơi cho các cháu nhỏ và làm chỗ rèn luyện sức khoẻ cho người già. Nguyện vọng trên của nhân dân xóm Đình Việc là chính đáng và hợp lý.

 Nhưng không những nguyện vọng đó của người dân xóm Đình Việc không được UBND huyện Quốc Oai chấp nhận mà UBND huyện còn tiếp tục cho san lấp nhiều ao hồ khác trong khu dân cư thị trấn để giao cho các hộ dân làm chỗ ở, đó là các ao Chăn Nuôi (thuộc thôn Đình Tổ), ao Dài (thuộc thôn Du Nghệ), ao Ông Đạo (thuộc thôn Đình Tổ), ao Ông Phan (thôn Du Nghệ).

Để hợp lý hoá việc san lấp ao này, UBND huyện và UBND thị trấn Quốc Oai gọi những cái ao đó là những “cái hố”. Được hỏi ý kiến về việc san lấp này, bà Nguyễn Thị Lý, xóm Đình Việc, rất bức xúc: Đó đích thực là những cái ao. Ngày trước bà con vẫn dùng nước ở những ao đó để rửa ráy, tắm giặt.

Để chấm dứt khiếu kiện của dân, thiết nghĩ, các cơ quan cức năng của TP Hà Nội cần có sự kiểm tra, báo cáo UBNDTP ra quyết định yêu cầu UBND huyện Quốc Oai chấm dứt việc giao đất theo hình thức trên, huỷ bỏ danh sách những hộ đã được “xét dãn cư”, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại thị trấn Quốc Oai một cách công khai, dân chủ, và dừng ngay việc san lấp các ao hồ làm đất ở.

Nay nếu những ao đó bị ô nhiễm thì UBND huyện, UBND thị trấn phải tổ chức nạo vét, cải tạo để ao trong lành trở lại, cho môi trường được hài hoà, trong lành, chứ không thể cứ san lấp, ấn người vào ở một cách bừa bãi. Gọi những ao đó là những cái hố, chỉ là một cách gọi để khoả lấp việc làm trái với quyết định của thành phố thôi. Chẳng có cái hố nào lại rộng đến ba bốn trăm mét vuông cả.

Điều đáng nói nữa là đến tận bây giờ, việc giao đất ở của UBND huyện Quốc Oai cho các hộ dân vẫn được tiến hành theo hình thức “xét” để được “dãn cư” chứ không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất ở. Một thời gian dài trước khi có Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 216/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, việc xét giao đất ở theo hình thức “xét dãn cư” rất lộn xộn, mất công bằng và dân chủ, là nguyên nhân dẫn đến việc tiêu cực, ăn hối lộ.

Nhiều nơi, hộ thực sự thiếu đất ở thì không được xét, trong khi nhiều hộ thừa đất vẫn được xét do họ “đi đêm” với những người có chức có quyền. Sau khi những văn bản trên đã có hiệu lực, mọi hình thức giao đất theo hình thức “xét dãn cư” đã chấm dứt. Không hiểu UBND huyện Quốc Oai dựa trên căn cứ pháp lý nào để vẫn duy trì hình thức giao đất trên?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.